Chiến tranh luôn có bên thắng bên thua nhưng thua trắng không gỡ một cách nhục nhã như các ví dụ dưới đây thì rõ ràng là "ngàn năm có một".
5. Chiến tranh Israel với Liên minh Ả Rập năm 1973
Hay còn được biết tới với cái tên cuộc chiến tranh Kippur diễn ra vào năm 1973. Cuộc chiến tranh này là một ví dụ rõ ràng nhất về việc yếu tố bất ngờ có thể làm được những gì trong một cuộc chiến tranh tổng lực.
Trong ngày mở màn của cuộc chiến Kippur, Quân đội Israel đã tung ra những đòn tấn công bất ngờ vào mọi vị trí của quân đội Ả Rập. Điều bất ngờ đó là ngày đầu tiên của cuộc tấn công lại đúng vào ngày lễ lớn nhất của người Do Thái trong năm - ngày Atonement, thời điểm tấn công không những khiến phía Ả Rập bất ngờ mà ngay cả người dân và quan chức chính phủ của Israel cũng bất ngờ không kém.
Xe tăng của Ả Rập bị dánh gục hàng loạt trong cuộc Chiến tranh Kippur. Ảnh: Themighty.
Liên minh Ả Rập bao gồm Syria, Ai Cập, Jordan, Iraq, Ả Rập Xê Út, Libya, Tunisia, Algeria, Ma-rốc hay thậm chí cả Cuba đều góp quân và hỗ trợ vũ khí trong nỗ lực khắc chế Israel ở Trung Đông. Quân số của lực lượng liên minh Ả Rập đông hơn gấp 3 lần Israel, được trang bị những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô và đáng lẽ ra lực lượng này đã phải nghiền nát quân đội Israel.
Thực tế lại phũ phàng hơn thế, chỉ trong vòng một tuần, pháo binh Israel đã đưa Damascus vào tầm bắn. Khi lệnh ngừng bắn được Liên Hiệp Quốc ban ra, Quân đội Israel chỉ còn cách Cairo - thủ đô của Ai Cập 99 km và nhiều sử gia ước tính, chỉ tốn khoảng 2 ngày hay thậm chí ít hơn nữa là quân đội Israel đã tiến quân được vào tới cửa ngõ Cairo.
4. Chiến tranh Mùa đông
Diễn ra vào năm 1939 giữa Liên Xô và Phần Lan, thất bại trong cuộc Chiến tranh Mùa đông của Liên Xô được coi là bài học đắt giá nhất để Moscow chỉnh huấn lại quân đội để sẵn sàng "đón tiếp" quân Đức quốc xã vào hai năm sau đó.
Liên Xô có mọi lợi thế trong cuộc chiến tranh Mùa đông này, bao gồm quân số đông hơn, trang bị tốt, đối phương là một quốc gia nhỏ, đường biên giới chung giữa hai nước quá dài. Vậy mà Moscow vẫn thua, thậm chí là thua đau dù đối đầu khi Quân đội Liên Xô khi đó có hầu như mọi thứ trong tay xe tăng, máy bay cho tới pháo binh.
Binh lính Liên Xô "chết đứng" vì lạnh trong cuộc Chiến tranh Mùa đông. Ảnh: Mighty.
Điều quan trọng nhất dẫn tới chiến thắng của Phần Lan được cho là sự chuẩn bị kỹ càng, không phải chuẩn bị kỹ trước sức tấn công của Liên Xô mà là chuẩn bị kỹ trước mùa đông giá rét năm đó.
Khi nhiệt độ tụt xuống -30 độ C, xe tăng của Liên Xô đã không thể hoạt động do dầu mỡ và xăng bị đóng băng hoàn toàn, binh lính Liên Xô không được trang bị quần áo đủ ấm cũng khiến họ không thể tiếp tục chiến đấu. Thậm chí, những bộ quân phục màu nâu của Hồng quân Liên Xô còn khiến người lính của họ trở thành bia tập bắn khi chạy trên nền tuyết trắng còn quân Phần Lan thì gần như tàng hình với những tấm áo choàng màu trắng toát.
Quân số của Phần Lan tham gia cuộc chiến tranh này vào khoảng 350.000 quân, Liên Xô có tới hơn 1 triệu quân nhưng chịu thiệt hại tới hơn 300.000 quân. Trong khi đó, thương vong của Phần Lan chỉ là vài chục nghìn. Cuộc chiến tranh kết thúc với chiến thắng nghiêng về Phần Lan, Phần Lan cũng ngay lập tức theo phe Phát xít - lúc này đang ký hiệp ước không xâm phạm với Moscow để được yên ổn suốt phần còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ hai.
3. Cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan
Diễn ra vào năm 1971, Pakistan cũng thực hiện chiến thuật giống với Israel, đó là tung toàn lực lượng tấn công trên toàn mặt trận vào thời điểm bất ngờ nhất có thể. Cụ thể, Pakistan đã chuyển 2.000 quân bao gồm một lữ đoàn bộ binh cơ giới cùng 45 xe tăng một cách bí mật tới biên giới hai nước này ở Longewala. Ở bên kia chiến tuyến, Ấn Độ chỉ có 120 lính với vũ khí hiện đại nhất là... pháo phản lực không giật. Không quân Ấn Độ lúc này không có khả năng đánh đêm hoặc có nhưng cực kỳ kém.
Binh lính Ấn Độ ăn mừng chiến thắng trên xe tăng T-59 mà Pakistan để lại. Ảnh: Themighty
Chỉ trong một tiếng ngắn ngủi, pháo binh Pakistan đã giã không ngừng nghỉ vào vị trí của Ấn Độ, tiếp theo đó là sự tiến công của các xe tăng T-59. Đáng tiếc cho Pakistan, các xe tăng T-59 này lại là mục tiêu cực kỳ ngon ăn cho các khẩu pháo chống giật của phía Ấn Độ. Quân Ấn Độ đã hạ hàng chục xe tăng T-59 của phía Pakistan chỉ trong ít phút đầu của đợt tấn công trên bộ đầu tiên.
Số xe tăng còn lại của Pakistan, do đêm tối đã mất định hướng và đi thẳng vào bãi mìn chống tăng giữa biên giới hai nước, chịu thiệt hại nặng nề và bị mắc kẹt lại giữa vùng đất trống trải không có địa hình che chắn.
Trong lúc binh lính Pakistan cố hỗ trợ để cứu những những xe tăng T-59 bị mắc kẹt giữa bãi mìn thì trời hửng sáng, không quân Ấn Độ cất cánh tiến tới biên giới yểm trợ, toàn bộ lực lượng tấn công của Pakistan đã rút lui trước khi các máy bay yểm trợ của Ấn Độ tới được vị trí, bỏ lại hàng loạt xe tăng trong đó có những chiếc chỉ mới vừa đứt xích chứ chưa hư hại gì.
2. Hàn Tín với nhà Triệu
Trận chiến mang tên Trận Tỉnh Hình diễn ra vào năm 205 trước Công Nguyên giữa một bên có sức mạnh 30.000 quân còn một bên có sức mạnh tới... 200.000 quân.
Tôn Tử đã từng nói trong Binh Pháp của mình rằng: "Kẻ chiến thắng là kẻ chuẩn bị sẵn sàng để chờ một đối phương chưa chuẩn bị gì ra đòn trước".
Tranh vẽ tường thuật lại trận đánh để đời của Hàn Tín. Ảnh: Beijing Meseum.
Trong trận đánh này, Hàn Tín đã là người chuẩn bị trước. Đêm trước khi trận chiến diễn ra, Hàn Tín đã cử 2.000 lính với đầy đủ khí giới xông thẳng vào trại của quân Triệu chém giết, cướp phá. Lệnh của Hàn Tín đó là 2.000 quân này phải rút lui trước khi quân Triệu kịp phản công.
Hàn Tín dàn quân ở cùng một phía bờ sông Chi Thuỷ với quân Triệu - điều này khiến cho khi giao tranh giữa quân của Hàn Tín và quân Triệu diễn ra, lính của Hàn Tín không thể bỏ chạy vì sau lưng họ là sông đang vào mùa lũ. Sau khi chủ động dẫn quân tiến đánh phá rối quân Triệu, Hàn Tín rút toàn bộ 30.000 lính của mình về trấn thủ ở cạnh bờ sông.
Do không thể rút lui, lính của Hàn Tín đã chiến đấu bằng toàn bộ sức lực của mình để tìm cơ hội sống sót nhỏ nhoi trước khi bị quân Triệu đè bẹp. Kết quả ngoài tầm mong đợi, Hàn Tín đã tiêu diệt được tới 150.000 quân Triệu - gấp ba lần số quân mà Hàn Tín có trước trận đánh. Trong khi đó, phía nhà Hán chỉ chịu thiệt hạn có 5.000 lính (các sử gia Trung Quốc cho rằng con số có thể nhiều hơn nhưng không quá 10.000).
1. Trận Carrhae giữa La Mã và Đế chế Parthava
Dù thất bại của nhà Triệu trước Hàn Tín đã là quá choáng váng, tuy nhiên đứng đầu bảng xếp hạng này lại là trận Carrhae giữa Cộng hoà La Mã cổ đại và Đế chế Parthava diễn ra vào năm 53 trước Công Nguyên.
Đội quân của La Mã có tới 43.000 lính đánh thuê với đầy đủ hậu cần, tiến đánh đội quân què quặt của Đế chế Parthian đang trong tình cảnh thiếu thốn lương thực và chỉ có quân số khoảng 10.000 kỵ binh. Biết được tình cảnh của mình, chỉ huy của Parthian là Surena đã ém toàn bộ 10.000 cung kỵ của mình và khoảng 1000 kỵ binh ở vùng núi Mesopotamia. Để phòng thủ trước kỵ binh của đối phương, quân Parthian đã đóng trên sườn núi cao, đưa quân La Mã vào thế đánh từ dưới chân núi đánh lên.
Cung kỵ của Parthian đã "làm gỏi" quân La Mã. Ảnh: Pinterest.
Sử dụng cung kỵ với chiến thuật vừa chạy vừa bắn, kỵ binh của Parthian đã tiêu diệt được tới 20.000 quân của La Mã, bắt sống 10.000 tên và để 10.000 tàn quân La Mã rút lui. Ngày hôm sau, khi ký hiệp ước hoà bình, Quân Parthian thậm chí còn chặt đầu Crassus - chỉ huy của quân La Mã đã bị bắt làm tù binh từ tối hôm trước.
Trận đánh thất bại thảm hại này đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ tam hùng lần I ở La Mã và bắt đầu cuộc nội chiến giữa Caesar và Pompey.
Những thảm họa lớn nhất trong lịch sử quân sự Mỹ (Kỳ cuối): Biển máu châu Á
Siêu cường Mỹ cũng phải chịu những thất bại quân sự thảm hại do những sai lầm về chiến lược khi tấn công Triều Tiên ... |
Ba đội hình chiến đấu hiệu quả nhất trong lịch sử quân sự
Đội hình tác chiến giúp các đội quân phát huy uy lực trên chiến trường và được sử dụng rộng rãi từ cách đây hàng ... |