5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 2: Bãi đá Ga Ven

Bãi đá Ga Ven bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.

5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Tòa nhà bê tông Trung Quốc xây dựng trên điểm cao nhất của bãi Ga Ven khi nước thủy triều xuống. ẢNH: MAI THANH HẢI

Đá Ga Ven là bãi san hô nằm trong cụm Nam Yết (thuộc H.Trường Sa, Khánh Hòa), cách đảo Nam Yết khoảng 9 hải lý về phía tây - tây bắc, bị phía Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực từ tháng 2.1988. Ngay sau khi chiếm giữ, phía Trung Quốc đã dựng 2 chốt gác cao chân bằng thép cho binh lính đồn trú.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc huy động công binh xây dựng tòa nhà bê tông 2 tầng với nhiều trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại ở điểm cao nhất bãi đá, về phía Đông Bắc bãi đá. Biên chế quân nhân đồn trú trên bãi, khoảng 1 trung đội (36 người).

Từ cuối năm 2013, phía Trung Quốc huy động các tàu công trình chở người, xe máy, vật liệu xây dựng ra xây dựng trái phép, biến Ga Ven thành đảo nhân tạo có diện tích khoảng 15 ha với luồng tàu vào dài khoảng 450 m, rộng khoảng 180 m.

Theo ghi nhận của chúng tôi, công trình của Trung Quốc trên bãi Ga Ven gồm 1 tòa nhà kiên cố 8 tầng, cao gần 30 m. Tại 4 góc nhà của mỗi tầng đều bố trí các lỗ châu mai.

Trên nóc tòa nhà được bố trí 2 radar hàng hải và 2 anten parabol, thiết bị có quả cầu che và một số thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát.

5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc chở vật liệu xây dựng, phương tiện xe máy ra tập trung xây dựng trái phép trên bãi Ga Ven

Trên tầng 6 của tòa nhà trung tâm có lắp radar điều khiển bắn, kính ngắm quang học. Tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng). Tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm. Ngoài ra, trên bãi còn có 2 vị trí hỏa lực ở cầu cảng và sát nhà cũ, được lắp đặt pháo 76 mm.

Nhìn từ đảo Nam Yết, chúng tôi còn thấy trên bãi có tháp ra đa đối không, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G) cao khoảng 50 m, các cột điện gió và hệ thống pin năng lượng mặt trời.

Đặc biệt, trên bãi còn có sân bay trực thăng ở phía Đông Nam, rộng 33 x 33 m. Cầu cảng hướng tây bắc - đông nam dài khoảng 100 m, đầu phía tây bắc có bến nghiêng rộng khoảng 10 + 15 m và 2 cột chập tiêu ở tây bắc cầu cảng.

5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Cần cẩu đưa các loại vật liệu xây dựng lên tập trung trên bãi
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Sau khi kè bê tông, phía Trung Quốc tập trung xây dựng tòa nhà trung tâm

Cũng giống như các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép, Ga Ven hiện đang được che phủ bằng nhiều cây phi lao mang ra từ đất liền.

Một số hình ảnh bãi đá Ga Ven, từ cuối năm 2013 cho đến nay.

5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Hiện trạng xây dựng đá Ga Ven, cuối năm 2014
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Tòa nhà trung tâm đã thành hình
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Tháng 4.2015, tòa nhà trung tâm đã gần hoàn tất với màu sơn trắng
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Hệ thống điện gió xây dựng trên bãi Ga Ven tháng 1.2016
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Toàn cảnh xây dựng tháng 4.2016
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Tòa nhà trung tâm của Trung Quốc trên bãi Ga Ven, đầu 2019
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven
Toàn cảnh bãi Ga Ven đầu năm 2019, nhìn từ đảo Nam Yết
5 nam trung quoc xay dao trai phep o truong sa ky 2 bai da ga ven 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 1: Bãi đá Huy Gơ

Tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự ...

Mai Thanh Hải / Báo Thanh Niên