3 lần sập cầu ở Sài Gòn, cơ quan quản lý bị \"ngó lơ\"

Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 3 vụ sập cầu. Dù có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mỗi khi một cây cầu sập đã gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, khi những cây cầu bị sập thì người ta lại bắt tay sửa chữa hay làm cầu mới, còn trách nhiệm của cơ quan quản lý thì bị “lơ” đi.

3 lan sap cau o sai gon co quan quan ly bi ngo lo
Cầu Long Kiển đổ sập xuống sông bởi chiếc xe tải chở đá vượt quá 5 lần tải trọng của cầu. Ảnh: T.S

Theo đó, vào tháng 7.2015, cây cầu bắt ngang một con kênh tại huyện Bình Chánh bất ngờ bị một sà lan chở cát tông sập lúc nửa đêm. Qua điều tra, người lái vì không quan sát khiến sà lan nặng hàng trăm tấn tông vào, làm toàn bộ cây cầu đổ nhào xuống sông.

Ngày 27.8.2016, sau cơn mưa lớn, mố cầu Tân Kỳ-Tân Quý (quận Bình Tân) bị dòng nước dưới kênh khoét sâu, cây cầu bị gãy không thể sử dụng được. Một cây cầu tạm bằng sắt được dựng lên trước khi thành phố quyết định làm cây cầu mới để kết nối con đường này với Quốc lộ 1A huyết mạch cách đó chừng vài trăm mét.

Vụ thứ ba là cầu Long Kiển bị sập cách đây mấy ngày. Nói về cây cầu có tuổi đời thuộc dạng “cụ” này, người dân sống ở đây lắc đầu ngao ngán. Cây cầu này được làm vào những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước cùng với 3 cây khác với kết cấu tương tự.

3 lan sap cau o sai gon co quan quan ly bi ngo lo
Cầu Tân Kỳ-Tân Quý bị sập sau những trận mưa lớn xảy ra vào tháng 8.2016. Ảnh: T.S
Chiến tranh qua đi, những cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương nối Nhà Bè với tỉnh Long An sau một thời gian dài sử dụng đều có biểu hiện “già yếu”. Cách đây hơn chục năm, người dân liên tục kiến nghị nhà nước xây cầu mới để dân an tâm đi lại nhưng do có đường Nguyễn Hữu Thọ chạy song song với những cây cầu bêtông to lớn, nên không chỉ cầu Long Kiển mà 3 cây cầu bằng sắt khác trên đường Lê Văn Lương bị “ngó lơ”.

Đô thị hóa kéo về khiến Nhà Bè dần trở nên đông đúc, nhà cửa san sát, nhu cầu giao thương, đi lại tăng cao nhưng 4 cây cầu này vẫn rung lên bần bật mỗi khi có xe chạy qua. Để đảm bảo an toàn, người ta cho bố trí chòi có người canh giữ, điều tiết giao thông.

Cách đây mấy năm, các cơ quan chức năng lắp thêm chốt đèn xanh đỏ để điều tiết dòng xe –nhất là ô tô – mỗi khi qua cầu nhằm đảm bảo không bị lâm cảnh “hai con dê giành nhau qua cầu hẹp” như trong chuyện ngụ ngôn. Tuy vậy, cảnh tượng đó vẫn thường xảy ra. Và hậu quả là cách đây mấy ngày, cầu Long Kiển đã bị sập bởi chiếc xe tải chở đá nặng gấp 5 lần tải trọng cho phép qua cầu.

Lúc này, cơ quan quản lại rục rịch bắt tay vào sửa chữa để cây cầu này phục vụ thêm chừng một hai năm nữa trước khi cây cầu mới trị giá hàng trăm tỉ đồng mọc lên thay thế.

Tuy nhiên, đáng nói là chẳng thấy ai nói đến trách nhiệm của các đơn vị chức năng có liên quan trong việc chậm trễ xây cầu mới thay thế, cũng như công tác quản lý lỏng lẻo để xe quá tải thản nhiên qua cầu gây sập.

3 lan sap cau o sai gon co quan quan ly bi ngo lo Thót tim qua những cây cầu… chờ sập ở Sài Gòn

Trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè, TPHCM) có 4 cây cầu sắt đã xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân và phương ...

3 lan sap cau o sai gon co quan quan ly bi ngo lo Sau vụ sập cầu sắt ở TPHCM: Còn 30 cây cầu yếu chờ...sập

TPHCM hiện có gần 30 công trình cầu yếu, không đảm bảo tải trọng (do Sở GTVT quản lý). Nếu tính cả các cây cầu ...

/ Báo Lao Động