Lực lượng máy bay săn ngầm cực khủng P-8I Neptune của Ấn Độ, sẽ bắt chết tàu ngầm Trung Quốc ngay khi từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương.
Ấn Độ mua thêm 10 chiếc P-8A Poseidon của Mỹ
Vào ngày 20 tháng 6 năm 2019, Ủy ban Tối cao về Kế hoạch Mua sắm của Lực lượng Vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã mua thêm 10 máy bay tuần tra chống ngầm Boeing P-8I Neptune do Mỹ sản xuất (phiên bản xuất khẩu của P-8A Poseidon).
Theo đó, hợp đồng mua sắm lợi máy bay được đặt tên là “Hải thần” (Thần biển) này có tổng trị giá khoảng 3 tỷ dollars Mỹ, đơn giá mỗichiếc vào khoảng 100 triệu USD. Thỏa thuận cụ thể sẽ được ký vào đầu năm tới, việc giao máy bay dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2023.
Sau khi hợp đồng mua sắm P-8I thứ ba được hoàn thành, Hải quân Ấn Độ sẽ có 22 máy bay tuần tra chống ngầm tiên tiến nhất thế giới của Mỹ, sẽ trở thành lực lượng chống tiềm lực mạnh nhất ở Trung Đông và Ấn Độ Dương và có tiềm lực chống ngầm chỉ đứng sau Mỹ.
Với 22 chiếc P-8I, Ấn Độ có thể duy trì thường trực khoảng 8 chiếc P-8I trên các đại dương, có khả năng kiểm soát hoàn toàn vùng biển Ấn Độ Dương, phát hiện nhanh chóng các tàu ngầm xâm nhập vùng biển này, dù chúng từ Đại Tây Dương hay từ Biển Đông sang.
Với phi đội máy bay tác chiến chống ngầm mạnh mẽ này, Ấn Độ có thể bắt chết các tàu ngầm của Trung Quốc hoạt động ở sân sau của mình. Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc đã thường xuyên điều các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường tới hoạt động ở Ấn Độ Dương.
Trước đó, Hải quân Ấn Độ đã mua 8 máy bay P-8I Neptune vào năm 2009. Với mức giá 2,1 tỷ dollars Mỹ, Hải quân Ấn Độ đã tiếp tục đặt hàng vào năm 2016 với phi vụ mua bốn máy bay với tổng giá trị 1,1 tỷ USD. Hợp đồng thứ hai có thời gian giao hàng là 2021 và 2022.
HIện nay, tám chiếc Boeing P-8I Neptune được biên chế cho Phi đội 312 của Hải quân Ấn Độ, cùng với 2 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ cũ Tu-142 do Nga sản xuất.
Việc mua thêm 10 chiếc P-8I trong đợt lần này cho thấy sự tin tưởng của Hải quân Ấn Độ đối với loại vũ khí tiên tiến này của Mỹ! Vậy lí do tại sao người Ấn Độ mua rất nhiều máy tuần tra chống ngầm?
P-8A Poseidon của Mỹ được coi là máy bay chống ngầm hiện đại nhất thế giới
Nguyên nhân là đối với New Dehli, Ấn Độ Dương đồng nghĩa với cụm từ “của Hải dương của Ấn Độ”, do đó, nước này không thể để “mất Ấn Độ Dương”. Đó là lí do tại sao nước này mua nhiều máy bay tuần tiễu chống ngầm như vậy. Trước đây, Ấn Độ cũng đã mua một lô máy bay tuần tiễu chống ngầm Tu-142 có phạm vi hành trình lên tới hơn 10.000km của Liên Xô.
Năm 1988, tám máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm Tu-142ME mà Ấn Độ mua từ Liên Xô bắt đầu được chuyển giao. Sau gần 30 năm phục vụ, đến ngày 29 tháng 3 năm 2017, Hải quân Ấn Độ tuyên bố chính thức cho nghỉ hưu tám máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142ME này.
Kể từ đó, máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142ME của Liên Xô đã kết thúc sứ mệnh hoạt động ở nước ngoài với khách hàng duy nhất là Ấn Độ. Phi đội Tu-142ME đã bay hơn 30.000 giờ, duy trì thành tích bay cực tốt mà không gặp bất cứ sự cố lớn nào. Trong thực trạng các máy bay quân sự Ấn Độ bị rơi “như cơm bữa”, đó là một thành tích hiếm có.
Mua P-8A Mỹ thay thế phi đội Tu-142ME Liên Xô
Trong vai trò là một máy bay tuần tra hàng hải, phạm vi hành trình hơn 10.000km của Tu-142ME là vô địch, phi công Ấn Độ thậm chí đã điều khiển nó bay tới tận Madagascar. Khả năng trinh sát, giám sát mặt biển của Tu-142ME cũng rất ấn tượng; nhưng khả năng chống tàu ngầm tương đối kém, nếu so với máy bay chuyên tuần tiễu chống ngầm chuyên dụng.
Việc sở hữu phạm vi hành trình xa, do Tu-142ME sở hữu động cơ cực khỏe nhưng chính nó cũng là điểm yếu của dòng máy bay này, bởi tiếng ồn động cơ cực kỳ lớn. Bốn động cơ Kuznetsov НК-12M (NK-12M), mỗi chiếc có công suất 11.000 mã lực là quá quá ồn, vì vậy tàu ngầm ở rất xa cũng có thể phát hiện ra nó và kịp thời lẩn trốn.
Giới chuyên gia quân sự phương Tây cho biết, máy bay chống ngầm phải tìm kiếm và tấn công chính xác tàu ngầm, và nó phải hạ xuống độ cao thấp; tuy nhiên, với tiếng ồn này, Tu -142ME không phải là máy bay tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm mà chỉ là máy bay “xua đuổi tàu ngầm”.
Điểm yếu thứ hai là hệ thống thiết bị điện tử hàng không 142ME quá lạc hậu, vũ khí chống ngầm không hiệu quả, hiệu quả thực tế không tốt và độ tin cậy thiết kế máy bay của Liên Xô là rất kém. Với chi phí sử dụng tương đối cao nhưng hiệu quả sử dụng tương đối thấp, đây là lý do chính khiến người Ấn Độ quyết định thay thế nó bằng các máy bay tuần tiễu chống ngầm chuyên dụng thế hệ mới của Mỹ.
Ấn Độ đã thay thế toàn bộ Tu-142ME bằng P-8I Neptune
So sánh máy bay chống ngầm P-8I của Mỹ và máy bay chống ngầm Tu-142ME của Nga, ngoại trừ phạm vi hành trình kém xa (8.000 km so với 12.800km, tất cả các tính năng khác của P-8I đều vượt xa so với người tiền nhiệm. Xét về hai tính năng chống ngầm chính, nó có lợi thế tuyệt đối, trở thành loại máy bay chống ngầm mạnh nhất thế giới.
Một là: Máy bay P-8I được cải tiến từ máy bay Boeing 737NG. Máy bay sử dụng động cơ phản lực CFM56 yên tĩnh và ít tiếng ồn. Máy bay có tốc độ cao và tiếng ồn thấp, đó là một lợi thế rất lớn trong chống tàu ngầm. Đối với các máy bay chống ngầm cánh quạt truyền thống như P-3C Orion của Mỹ hay Y-8 của Trung Quốc, hạn chế lớn nhất là tiếng ồn động cơ quá lớn và khả năng che dấu quá kém.
Hai là: Thứ hai, máy bay sử dụng các cảm biến quang điện và radar tiên tiến nhất của Hoa Kỳ. Nó có hiệu quả tìm kiếm rất tốt cho mục tiêu của loại ống thở ở khoảng cách rất xa. Máy bay có thể mang nhiều loại vũ khí và có thể sử dụng tấn công tên lửa chống tàu Harpoon, tiêu diệt tàu mặt nước trong phạm vi hàng trăm km. Tàu cũng có thể sử dụng ngư lôi tiên tiến MK46 và ngư lôi MK50 để đối phó với tàu ngầm dưới nước.
Thứ ba là: Máy bay chế tạo trên khung thân của máy bay dân dụng Boeing 737NG. Máy bay có độ tin cậy bảo trì cao và hiệu quả công tác tuyệt vời, khả năng sửa chữa, bảo dưỡng rất tiện lợi. Đây là lý do lớn nhất để Hải quân Ấn Độ 3 lần mua sắm với số lượng lớn.
Trung Quốc gần đây đã phát triển máy bay chống ngầm Y-8, đây là thế hệ máy bay chống ngầm đầu tiên do Trung Quốc phát triển độc lập. Về hiệu suất kỹ thuật, nó tương đương với thế hệ máy bay chống ngầm P-3C trước đây của Mỹ. Điểm yếu là tốc độ bay chậm, tiếng ồn cao, có tính năng kém xa P-8A Poseidon và P-8I Neptune của Ấn Độ.
Để nhanh chóng đuổi kịp các cường quốc khác, thế hệ máy bay chống ngầm mới của Hải quân Trung Quốc sẽ được cải tiến trên cơ sở máy bay C919, do đó, sẽ phải chờ rất lâu. Như vậy, trong một thời gian dài tới, khả năng chống ngầm của Ấn Độ sẽ còn chiếm ưu thế rất lớn so với Trung Quốc.
Huy Bình
Cơ hội cho Trung Quốc khi Nga phá tàu ngầm Zaporozhye
Hải quân Nga chính thức mở thầu để xử lý Zaporozhye - chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine còn lại Crimea sau khi Nga ... |
Kim Jong-un đang bí mật đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo?
Một trang mạng giám sát Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ vừa bất ngờ tiết lộ, Triều Tiên đang tiếp tục chế tạo những ... |