Người phụ nữ Đan Mạch cứu một đứa trẻ châu Phi sắp chết vì mê tín dị đoan là câu chuyện khiến bạn tin vào phép màu của cuộc sống.
Trong cuộc thi marathon quốc tế Zheng-kai năm 2010 ở Trung Quốc, vận động viên xuất sắc Jaqueline Kiplimo người Kenya mở chai nước và đưa cho một vận động viên khuyết tật người Trung Quốc khi nhận ra người này rất khát. Vì hành động mang tinh thần thể thao được cả thế giới ca ngợi này, cô vuột mất cơ hội chiến thắng và kết thúc chặng đua ở vị trí thứ hai.
Dana (7 tuổi) ở Boulder, Mỹ lập quỹ từ thiện nhằm giúp Mila, người bạn mắc bệnh hiểm nghèo và rất hiếm gặp (bệnh Batten) với chi phí điều trị lên đến 700.000 USD.
Để nhanh chóng thu được tiền, Dana cùng mẹ làm bánh quy và bán cho hàng xóm. Khi quỹ dành cho Mila ngày càng được biết đến rộng rãi, người dân từ khắp nơi bắt đầu đặt bánh với số lượng lớn. Cô bé đã quyên được 750.000 USD, đủ để Mila được phẫu thuật.
Năm 2016, Anja Ringgren Lovén, nhà nhân đạo Đan Mạch đã cứu sống một cậu bé hai tuổi ở Nigeria, nạn nhân của mê tín dị đoan. Hope cũng như một số trẻ em khác bị dân làng xem là phù thủy nên bị bỏ đói và phải đi lang thang trên đường nhặt rác kiếm ăn, không mảnh vải che thân.
Hai ngày sau khi kêu gọi trên Facebook, Anja đã nhận được một triệu USD tiền quyên góp khắp thế giới. Cô không chỉ dùng số tiền này để giúp Hope mà còn bắt đầu thực hiện sứ mệnh mang đến cuộc sống tốt hơn cho nhiều trẻ em châu Phi trong hoàn cảnh tương tự. Một năm sau, cậu bé đã lột xác hoàn toàn nhờ tình yêu thương của những người xa lạ.
Một ngày mưa năm 2016, Ryder (tuổi) ở Vancouver, Canada nhìn thấy một người vô gia cư trên đường phố, không có ô để che hay thậm chí giày để mặc. Điều này khiến cậu bé rất kinh ngạc. Em và bố mẹ nảy ra ý định quyên góp tiền để mua giày cho những người thiếu thốn. Trong vòng năm tháng, Ryder thu được hơn 7.000 USD, mua được gần 170 đôi bốt, tất, găng tay và áo choàng.
Anna Leeb, một cụ bà đã nghỉ hưu, thu lượm chai rỗng tại nhà ga trung tâm ở Munich, Đức để kiếm một ít tiền. Tuy nhiên, khi quy định quản lý đường sắt thay đổi, Anna bị cấm làm việc này. Một lần, bà cố nhặt một chai rỗng và bị bảo vệ đưa ra ngoài. Hơn thế, bà còn bị phạt 2.000 euro (2.500 USD).
Sau khi câu chuyện này xuất hiện trên mặt báo, cộng đồng rất giận dữ vì cảm thấy bất công thay bà. Một người quyết định lập chiến dịch gây quỹ để giúp bà trả tiền phạt. Chỉ sau vài ngày, số tiền quyên được đã vượt quá số cần thiết và được trao tận tay bà Anna.
Năm 2016, Walt (5 tuổi) ở San Francisco (Mỹ) nhìn thấy một quảng cáo cho chiến dịch thu thập đồ ngủ để tặng những gia đình có con nuôi. Walt bị ấn tượng mạnh đến nỗi cậu bé đi xin đồ ngủ từ bạn bè và họ hàng, đồng thời lập quỹ với mục đích tương tự.
Chỉ sau chưa đầy một tháng, Walt và mẹ thu được hơn 4.000 USD. Hơn thế nữa, cậu bé nhận ra những người vô gia cư cũng cần được giúp đỡ. Vì vậy, Walt và em gái đăng ký làm tình nguyện viên trong một tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương nhằm giúp đỡ người vô gia cư và những gia đình thu nhập thấp.
Kate McClure đang lái xe đến Philadelphia thì hết xăng. Cô gái Mỹ sợ hãi và không biết phải làm gì. Johnny, người đàn ông vô gia cư đến gần, đề nghị Kate ở yên trong xe vì ra ngoài không an toàn. Sau 20 phút, ông quay lại với một bình xăng được mua bằng 20 USD cuối cùng trong túi để cô gái có thể về nhà an toàn. Không có tiền mặt để trả lại cho Johnny vào lúc đó, Kate liên tục trở lại nơi này vào những tuần tiếp theo để tặng người đàn ông vô gia cư một chiếc áo khoác, một chiếc mũ, tất và đồ ăn.
Tháng 11 năm 2017, cô tổ chức chiến dịch gây quỹ cho Johnny để ông bắt đầu cuộc sống mới. Chỉ hơn hai tháng sau, hơn 400.000 USD đã được chuyển đến cho Johnny. Ông dùng số tiền này để mua nhà và một chiếc ôtô, dành tặng phần còn lại cho những người đã giúp ông trong nhiều năm qua.
Hai nhân viên cảnh sát ở vùng Upstate New York, Mỹ khiến cộng đồng cảm động khi thay đổi diện mạo của một người đàn ông vô gia cư. Khi đi ngang qua Bobby, họ nghe ông nói muốn được cắt tóc và tắm nước nóng. Họ đưa Bobby về trụ sở cảnh sát, để ông thay đồ cũ, tắm sạch sẽ, mua nhiều quần áo mới, tự tay cắt tóc, cạo râu cho ông. Hành động của họ lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Jeremy làm việc cho Vitamix, công ty Mỹ chuyên bán máy ép rau củ quả. Một lần nọ, anh nhìn thấy một người phụ nữ trong cửa hàng và nói chuyện với bà. Người này cho biết mắc ung thư và cần uống nước ép thường xuyên theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy vậy, bà không đủ khả năng mua máy ép vì tất cả tiền đã dành để trả chi phí điều trị.
Một lúc sau, Jeremy mang tặng bà một chiếc máy ép quả với giá 400 USD. Người phụ nữ đã bật khóc trước tấm lòng của người lạ.
Năm 2015, một chàng trai ngồi trên ghế chờ tàu điện ngầm ở Atlanta, Georgia (Mỹ) và loay hoay mãi vẫn không thể thắt cà vạt. Bà cụ mặc áo choàng đỏ đứng gần đó đã bảo chồng ra giúp cậu. Hình ảnh và câu chuyện giản dị này được một hành khách ở bến tàu ghi lại, đạt gần một triệu lượt thích, hàng trăm nghìn lượt chia sẻ sau khi đăng lên Facebook.
Thời làm cán bộ trong trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tôi chứng kiến nhiều đoàn từ thiện đến rồi đi trong vòng một, ... |
Nếu biết cho đi, chúng ta ai cũng là người giàu có. Phật ở ngay trong mỗi người và ai cũng có Phật tính trong ... |