Xử vụ án chạy thận Hòa Bình: Lãnh đạo Cty Thiên Sơn bất ngờ phản cung

Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn phản đối kết luận của cáo trạng và cho rằng tội danh này không cụ thể tội của cá nhân ông.

Chiều 15.1, HĐXX tiếp tục phiên xét hỏi với các bị cáo trong vụ án chạy thận Hòa Bình khiến 9 người tử vong. Ông Đỗ Anh Tuấn bị cáo trạng truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Tuấn phản cung

Ông Đỗ Anh Tuấn là người ký hợp đồng liên kết khai thác hệ thống máy chạy thận nhân tạo, phục vụ điều trị bệnh nhân suy thận với BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Cáo trạng cho rằng, ông Tuấn là người ký biên bản thương thảo hợp đồng và Hợp đồng số 135 với BVĐK tỉnh Hòa Bình; là người yêu cầu Bùi Mạnh Quốc tiến hành kiểm tra hệ thống RO số 2 và báo giá cho Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn.

Trong quá trình thực hiện, ông Tuấn đã chỉ đạo nhân viên gọi và yêu cầu Quốc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.

Kể từ khi cho Bùi Mạnh Quốc thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước, ông Tuấn không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, bỏ mặc Quốc tự mua hàng hóa, liên hệ với Trần Văn Sơn để thực hiện việc sửa chữa theo báo giá.

Hành vi của bị can Tuấn đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong hơn 1 tiếng thẩm vấn, trước hàng chục câu hỏi dồn dập của chủ tọa phiên tòa Nghiêm Hoài Anh, bị cáo Đỗ Anh Tuấn đều khẳng định mình không phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như cáo trạng của Viện KSBND tỉnh Hòa Bình truy tố.

Ông Tuấn nói “bị cáo phản đối kết luận của cáo trạng” và cho rằng tội danh này không cụ thể tội của cá nhân ông, bởi ông là đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn.

Ông Tuấn cho biết, Công ty Thiên Sơn và BV đa khoa tỉnh Hòa Bình hợp tác với nhau từ tháng 12.2009. Thiên Sơn cho bệnh viện thuê máy chạy thận.

Ông Tuấn nói đã ký 4 hợp đồng cho thuê máy chạy thận với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tổng số 13 máy. Hiện tại phía bệnh viện đã thanh lý hợp đồng 8 máy, còn lại 5 máy đang ở BV và thuộc sở hữu của Công ty Thiên Sơn.

Nói về cơ sở giao kết hợp đồng, liên danh giữa Công ty Thiên Sơn với Bệnh viện Hòa Bình, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, dựa trên phương diện pháp nhân, nhu cầu của khách hàng. Bệnh viện có nhu cầu thuê máy thì phía công ty của bị cáo cho thuê máy.

xu vu an chay than hoa binh lanh dao cty thien son bat ngo phan cung
Ông Đỗ Anh Tuấn.

HĐXX thẩm vấn: “Việc hai bên ký hợp đồng 315 có đủ năng lực pháp lý không?”, ông Tuấn nói việc đảm bảo kỹ thuật lọc máu, chạy thận nhân tạo thuộc trách nhiệm của bệnh viện. Phía bệnh viện phải cử người đi học, chuyển giao công nghệ lọc máu từ bệnh viện tuyến trên. Mấu chốt cơ bản của nghĩa vụ hợp đồng này là phía bệnh viện phải đảm bảo mặt chuyên môn như đội ngũ y tế, kỹ thuật lọc máu.

“Công ty chúng tôi là công ty 100% vốn tư nhân. Do vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ thực hiện không công cả. Công ty cho bệnh viện thuê máy chạy thận, thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. Bản chất việc liên danh, liên kết là cho thuê máy. Hình thức cho thuê - mua. Khi hết thời gian thuê thì phía công ty chúng tôi sẽ bàn giao cho bệnh viện.

Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng đặt máy

Theo ông Tuấn: Thời điểm đầu, do phía bệnh viện khó khăn, không đủ năng lực tài chính để mua máy nên 2 bên mới ký hợp đồng cho thuê. Dựa trên mức tiền thỏa thuận là 360.000 đồng/ca chạy thận. Phải thanh toán tiền (gồm tiền thuê máy và tiền vật tư tiêu hao) thì phía Thiên Sơn mới đặt máy. Đến cuối năm 2011, do nhu cầu tăng cao, phía bệnh viện đặt thêm máy, chúng tôi thỏa thuận lại là 7,7 USD (không gồm tiền vật tư tiêu hao) cho một ca chạy thận. Sau này, bệnh viện phải tự mua máy do đơn giá thay đổi.

Về việc tổ chức chạy thận, ông Đỗ Anh Tuấn nói phía BV đa khoa tỉnh Hòa Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Công ty Thiên Sơn cho thuê máy, nghĩa vụ của công ty bị cáo là nếu máy hỏng hóc thì Thiên Sơn sẽ cử kỹ sư lên sửa. Còn các trang thiết bị phụ trợ cho việc chạy thận như hệ thống lọc nước RO do phía bệnh viện tự trang bị.

“Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng đặt máy, không có hệ thống nước. Kỹ thuật viên của Thiên Sơn chỉ phục vụ việc sửa chữa máy chạy thận, không phải hệ thống nước”, ông Tuấn chia sẻ, đồng thời khẳng định hệ thống lọc nước là hệ thống lọc nước, máy chạy thận là máy chạy thận, hai cái này khác nhau. Chỉ khi nào máy chạy thận hỏng thì kỹ thuật của Thiên Sơn mới lên kiểm tra, sửa chữa, không có chuyện kỹ sư của Thiên Sơn phải ở bệnh viện.

xu vu an chay than hoa binh lanh dao cty thien son bat ngo phan cung Xử bác sĩ Hoàng Công Lương: Luật sư kiến nghị khởi tố GĐ Công ty Thiên Sơn

Luật sư Nguyễn Danh Huế (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) kiến nghị HĐXX ...

/ Báo Lao Động