2/3 cây đa “quái thú” được xác định vận chuyển từ Đắk Lắk xuống QL1A qua các tỉnh miền Trung nhưng chỉ khi đến địa phận tỉnh tỉnh Thừa Thiên - Huế, cơ quan chức năng mới phát hiện, điều tra xác minh. Từ đây, dư luận đặt nghi vấn về việc có thế lực bảo kê, thách thức pháp luật để những cây khủng này qua mặt hàng loạt cơ quan chức năng nhiều tỉnh, thành(?).
2/3 hồ sơ cây đa được xác định là khai thác tại Đắk Lắk. Ảnh: ĐẮC THÀNH
Làm giả hồ sơ
Ngay khi 3 cây “quái thú” lần lượt vượt hàng nghìn kilômét và bị bỏ lại lăn lóc tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk qua xác minh - thừa nhận, 2/3 bộ hồ sơ khai thác, vận chuyển lâm sản mà Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế báo cáo, yêu cầu xác minh, là được cơ quan thẩm quyền tỉnh này xác nhận.
Ông Y Sy H’Đơk - Chi cục Trưởng Cục kiểm lâm Đắk Lắk - khẳng định, những cây đa “khủng” được lực lượng kiểm lâm xác nhận khai thác tại các huyện M’Đrắk, Krông Ana, có hồ sơ hợp pháp. Trước câu hỏi của PV về việc hồ sơ như thế nào là hợp pháp, ông Y Sy H’Đơk cho rằng, kiểm lâm địa bàn xác định cây đa được trồng trên đất nông nghiệp, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không khai thác trong rừng... “Xác nhận hồ sơ xong, những cây này vận chuyển đi đâu là trách nhiệm lực lượng CSGT. Sau khi kiểm lâm xác minh, chủ cây khai thác, vận chuyển đi đâu, làm gì, chúng tôi không có trách nhiệm” - ông Y Sy H’Đơk thông tin.
Báo cáo của Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk gửi Cục Kiểm lâm cho rằng, 1/3 bộ hồ sơ còn lại có dấu hiệu làm giả. Theo hồ sơ này, bà H’Yô sở hữu 1 cây đa và trước khi khai thác, vận chuyển, đơn của gia đình bà H’Yô được bà H’Phi La Nê - Phó Chủ tịch UBND xã Ea Hồ - ký xác nhận đồng ý khai thác vào ngày 23.3. Tuy vậy, sau đó, bà phó chủ tịch xã cho rằng, bản thân đã ký nhầm hồ sơ. Nguyên nhân được bà H’Phi La Nê đưa ra là bởi do áp lực công việc và do bản thân chủ quan nên ký nhầm!?
CSGT bị... qua mặt
Chủ tự nhận của 3 cây đa khủng bị tạm giữ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế là ông Kiều Văn Chương (SN 1986, trú huyện Thạch Thất, Hà Nội), trước đó đã đến cơ quan kiểm lâm làm việc và xuất trình 3 bộ hồ sơ liên quan đến nguồn gốc của 3 cây xanh. Bản thân ông Chương là chủ doanh nghiệp vận tải - Cty TNHH Cơ khí Hải Sơn (trụ sở đóng tại TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
Tại Cơ quan Công an, ông Kiều Văn Chương nói: Trước được một người giới thiệu, ông vào tỉnh Đắk Lắk mua 3 cây cổ thụ trên từ người dân với giá là 49 triệu đồng để chở ra Hà Nội bán lại. Sau khi thỏa thuận giá cả, người dân làm thủ tục để xin chính quyền địa phương khai thác vận chuyển số cây này. Ngoài số tiền thuê xe múc khai thác cây cổ thụ, ông Chương bỏ tiền thuê người đào cây với giá 7 triệu đồng/cây.
Ngay khi 3 cây được khai thác, ông Kiều Văn Chương hợp đồng thuê các xe của Cty TNHH Cơ khí Hải Sơn gồm xe tải BKS 73C-028.80 và 2 xe đầu kéo BKS 73C-021.48 kéo theo rơ-moóc BKS 73R-003.82 cùng xe đầu kéo BKS 73C-046.05 kéo rơ-moóc BKS: 73R-002.01 để chở cây từ tỉnh Đắk Lắk ra Hà Nội với giá 35 triệu đồng/cây bán lại cho người khác.
Lời khai của ông Chương là mâu thuẫn với báo cáo từ ngành chức năng Đắk Lắk. Cụ thể, 1/3 bộ hồ sơ mà ông Chương cung cấp không có sự xác nhận của kiểm lâm địa bàn. Và nếu báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk là chính xác “tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, không bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn vì nơi này hiện không còn rừng tự nhiên”, thì cây đa mà ông Chương khai trong hồ sơ làm giả có nguồn gốc từ đâu, được khai thác có hợp pháp hay không vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Cạnh đó, cây khủng khai thác và vận chuyển từ Đắk Lắk nên CSGT cùng Thanh tra Giao thông địa phương này phải chịu trách nhiệm chính trong việc tuần tra, cân tải trọng và xử lý vi phạm chứ không thể chối cãi. Thế nhưng khi được hỏi về lý do cây “lọt trạm” - Trung tá Nguyễn Quang Vịnh - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk - cho rằng, tài xế lợi dụng thời điểm lực lượng CSGT giao ca để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát. Về trách nhiệm của lực lượng CSGT địa bàn để những đối tượng chở cây đa khủng lọt trạm, Trung tá Vịnh thông tin: “Chúng tôi đang tập trung rà soát và chấn chỉnh lại”.
Hồ sơ cây \'quái thú\' có dấu hiệu bị làm giả
Quá trình xác minh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk không tìm thấy cây nào như 1 trong 3 bộ hồ sơ về nguồn ... |
Cây “quái thú” từ trên trời rơi xuống!?
3 cây đa “quái thú” vận chuyển từ QL26 (thuộc tỉnh Đắk Lắk) xuống QL1A qua các tỉnh miền Trung nhưng mãi đến địa phận ... |
Xe chở cây quái thú qua mặt... camera?
Chiếc xe chở cây quái thú chạy từ Đắk Lắk ra Hà Nội được xác định chạy qua tuyến đường Pháp Vân Cầu Giẽ rồi ... |