"Do nhân viên của BV chưa giải thích thấu kĩ càng cho người bệnh, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và gửi lời xin lỗi đến gia đình bệnh nhân", PGĐ viện DDKVP cho hay.
Báo Người Đưa Tin đã phản ánh ở 2 bài trước về việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khám chữa bệnh cho bệnh nhân Vương Thị Th. (SN 1952, địa chỉ ở phường Ngô Quyền, TP.Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhưng lại không giải thích bệnh tình cho bệnh nhân và người nhà được biết và không cho người nhà và bệnh nhân được tiếp xúc với các kết quả chụp chiếu, xét nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả của bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc lại khác hoàn toàn so với bệnh viện Lão khoa Trung ương mặc dù bệnh nhân Th. cùng làm các xét nghiệm, chụp chiếu giống nhau ở cả 2 bệnh viện này.
Tuy nhiên, sau khi khám ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, các bác sĩ ở đây kết luận bà Th. bị bệnh Parkinson, sau đó các bác sĩ ở khoa Nội thần kinh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã kê đơn thuốc điều trị Parkinson cho bà Th.. Nhưng người nhà bà Th. đến bệnh viện để lấy thuốc thì được biết những loại thuốc trong đơn bác sĩ kê hiện nay đã hết và hẹn đến 10/1/2018 mới có thuốc.
Để làm rõ về vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã làm việc với ông Hoàng Trọng Cán, Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông Cán cho biết: “Theo như những gì tôi nắm được thì việc chẩn đoán có rất nhiều diễn biến và không thể chẩn đoán luôn được. Việc chẩn đoán bệnh nhân giữa tuyến tỉnh và Trung ương để làm rõ ở đâu phù hợp hơn.
Còn việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc chẩn đoán bà Vương Thị Th. bị bệnh Parkinson, còn bệnh viện Lão khoa Trung ương chẩn đoán bệnh nhân Th. bị run tay thì theo tôi thì việc này cũng chưa rõ ràng. Biểu hiện run tay thì 99% là biểu hiện của bệnh Parkinson…”.
Việc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng phim của bệnh viện Thu Cúc thì các bệnh viện có thể sử dụng các kết quả của các bệnh viện khác. Tuy nhiên, phải phù hợp với bệnh tình và sức khỏe bệnh nhân vào thời điểm bệnh nhân vào nằm viện.
Liên quan đến thuốc điều trị Parkinson, ông Cán cho hay: "Hiện tại vào tháng 7/2017, phía nhà thầu đã có công văn ngừng cung cấp cho viện loại thuốc này. Sau khi nhà thầu ngừng cung cấp thì phía bệnh viện cũng đã báo về các khoa để thông báo cho các bệnh nhân vào đây điều trị về bệnh này. Nói chung sự việc này bất khả kháng nên bệnh viện không biết phải làm sao”.
Những loại thuốc mà các bác sĩ điều trị cho bà Th..
Sau những lời giải thích của ông Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, PV hỏi lại: "Vậy theo như ông trả lời thì khi có công văn thông báo về việc nhà thầu ngừng sản xuất thì phía bệnh viện có thông báo về cho các khoa thì tại sao khi bệnh nhân Th. bị chẩn đoán như vậy, phía bệnh viện vẫn kê những loại thuốc này?".
Ông Phúc trả lời: “Về vấn đề này thì trước tiên tôi thay mặt cho bệnh viện thành thật xin lỗi bệnh nhân và đây là sai sót của những cán bộ khi điều trị cho bệnh nhân Th.. Vấn đề này chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm”.
PV tiếp tục đặt câu hỏi: "Theo ông, đây là vấn đề bệnh nhân chưa nguy hại đến tính mạng, vậy những bệnh nhân đang rất cần thuốc để cứu sống, mà phía bệnh viện vẫn không thông báo cho người bệnh và cứ thế kệ rồi xuống lấy thì nói hết thuốc. Vậy vấn đề này phía bệnh viện trả lời như thế nào, thưa ông?".
Ông Cán trả lời: ”Riêng việc này thì đây là bệnh nhân chưa nguy hại đến tính mạng còn việc mà bệnh nguy hiểm thì bệnh nhân sẽ không nằm ở khoa này. Đây cũng là việc nhân viên bệnh viện chưa giải thích thấu đáo cho bệnh nhân.
Thay mặt bệnh viện, tôi thành thật xin lỗi đến người nhà và bản thân người bệnh. Qua đây chúng tôi cũng xin rút kinh nghiệm. Sau đây, chúng tôi sẽ cho người trực tiếp gọi điện để xin lỗi bệnh nhân và có thể hỗ trợ được gì chúng tôi sẽ làm hết sức mình”.
Tuy nhiên, theo người nhà bệnh nhân Th. thì gia đình đã nhận được lời xin lỗi của BVĐK VP, nhưng việc xin lỗi được thực hiện qua điện thoại.
Bi hài khám như nhau nhưng 2 bệnh viện chẩn đoán khác nhau (1)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khám cho bệnh nhân lại có kết quả khác so với bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ngoài ... |
Bộ Y tế chấm điểm bệnh viện qua cách ứng xử với bệnh nhân
Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh của 63 tỉnh, thành phố và 37 bệnh viện trung ương cả nước sẽ được tiến ... |