Việt Nam tăng tốc đào tạo tiến sĩ?

Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các trường đại học, học viện là 13.587, tăng 25% so với năm học 2015 - 2016.

Đó là con số được bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 với các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm.

Bên cạnh đó, quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801, tăng 12,8% so với năm học 2015 - 2016.

Theo thống kê, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học hơn 70 nghìn người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là gần 17 nghìn người (tăng thêm 21,4%) và thạc sĩ là hơn 43 nghìn người (tăng thêm 6,6%).

Cũng theo bà Phụng, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.

viet nam tang toc dao tao tien si

Đào tạo tiến sĩ thời gian tới sẽ chú trọng tới chất lượng. Ảnh NLĐ

Như trước đó, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT đến năm 2020, cả nước sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, đến năm 2016 số lượng tiến sĩ được đào tạo đã gần 14 nghìn người, chỉ còn 4 năm nữa cho mục tiêu 20.000 tiến sĩ.

Tức là 4 năm nữa, số lượng tiến sĩ được đào tạo sẽ là 6000 người, mỗi năm sẽ có 1500 tiến sĩ được đào tạo.

Điều đáng nói ở đây, theo số liệu thống kê chính thức của Vụ kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT thì từ năm 2001 - 2010, trong vòng 10 năm đào tạo, cả nước mới đào tạo được hơn 4000 tiến sĩ.

Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, từ 2010-2016, cả nước đã đào tạo thêm được 10.000 tiến sĩ, gấp 2,5 lần số lượng tiến sĩ được đào tạo khoảng thời gian 10 năm trước đó.

Với tốc độ tăng như hiện nay thì mục tiêu năm 2020 có 20.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT chắc chắn sẽ thành công.

Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Theo thống kê của Bộ KH-CN, hiện nay cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS.TS Phạm Bích San - Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) từng cho biết: “Số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".

Thế nhưng, ông Nguyễn Ngọc Vũ- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ GD-ĐT cho biết: "Việc tăng chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ trong những năm gần đây là phù hợp với xu hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ".

viet nam tang toc dao tao tien si Còn bao nhiêu Hiệu trưởng có nguy cơ vướng vòng lao lý?

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhận định: "Nơi nào lạm thu, Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm, đừng núp bóng phụ huynh, cũng đừng núp ...

viet nam tang toc dao tao tien si Chuyện “lợn nuôi tiến sĩ” và những giai thoại về thầy Văn Như Cương

Đối với nhiều thế hệ học trò, PGS Văn Như Cương là một người thầy, người cha. Có rất nhiều giai thoại quanh cuộc sống ...

viet nam tang toc dao tao tien si Chúng tôi là tiến sĩ

Anh nông dân sáng chế ra “Rô-bốt đặt hạt” và nhiều loại máy nông cụ ở Hải Dương mà học lên tiến sĩ, nhiều người ...

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/viet-nam-tang-toc-dao-tao-tien-si-3345431/

/ Theo Sơn Ca/báo Đất Việt