Cuộc tổng tiến công năm 1968 được đánh giá là gây chấn động, làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến chống Mỹ.
Sáng 31/1, tại Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng TP HCM tổ chức buổi lễ cấp quốc gia, kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với chủ đề Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Thành Nguyễn. |
Trong bài diễn văn, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân ôn lại những ngày tháng hào hùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968. Ông cũng giành lời tri ân đến những liệt sĩ, những chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến.
Theo ông Nhân, nửa thế kỷ đã qua là khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc tổng tiến công. Một lần nữa khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử để các thế hệ người Việt Nam tự hào, tiếp nối những giá trị lớn lao của cuộc tổng tiến công.
"Đó mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập tự do...", ông Nhân nói.
Ông Nhân cũng cho rằng, cuộc Tổng tiến công là minh chứng hiện thực sinh động của bản lĩnh kiên cường, của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là việc xác định hướng tiến công chiến lược, chủ yếu nhằm vào thành thị, đánh sập các cơ quan đầu não chiến tranh, các trung tâm chỉ huy. Đó cũng là bí mật, bất ngờ, sáng tạo trong xác định chủ trương, chiến lược của Đảng đến việc bố trí quy mô lực lượng, mục tiêu và thời điểm tiến công...
Lãnh đạo TP HCM đón Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) - nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đến dự lễ. Ảnh: Thành Nguyễn. |
Còn đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) - nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động - bày tỏ niềm tự hào vì đã có mặt trong trận chiến mùa Xuân Mậu Thân 1968. Ông đánh giá đây là thắng lợi mang tính chiến lược của chiến tranh miền Nam, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris.
"Chúng ta phải sống xứng đáng với sự hy sinh của các chiến sĩ đã mang lại hòa bình hôm nay", ông nói và cho biết thấy day dứt về việc chưa quy tập được hài cốt những người đã hy sinh trong cuộc chiến.
Đại diện thế hệ trẻ, Nguyễn Thị Phương Nghi - sinh viên trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết tuổi trẻ Việt Nam luôn tự hào về những người đã xả thân chiến đấu vì khát vọng hòa bình.
"Ý thức trách nhiệm hôm nay, tuổi trẻ chúng tôi sẽ luôn cần cù, sáng tạo trong học tập, xây dựng hình ảnh thanh niên thế hệ mới cũng như nỗ lực phấn đấu nhiều hơn để để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh", nữ sinh nói.
Chương trình sân khấu hóa "Bản hùng ca Mậu Thân 1968" với sự tham gia của hàng trăm ca sỹ, nghệ sỹ. Ảnh: Thành Nguyễn. |
Tham dự lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước: nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; các mẹ Việt Nam anh hùng và những cựu binh từng tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968...
Đúng 50 năm trước, rạng sáng 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân đội cách mạng đồng loạt tấn công vào nhiều thành phố, trong đó có những đô thị lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… khiến đối phương bất ngờ, bị động.
Cuộc tổng tấn công được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân đội nhân dân Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến.
Sáu đường trung tâm Sài Gòn bị cấm xe sáng 31/1
Việc này nhằm phục vụ Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân. |
Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968
(Hồ sơ) - Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí về tư duy chỉ đạo "nghệ thuật quân sự" giữa Mỹ ... |