Viễn cảnh đáng mừng của cách mạng công nghiệp 4.0 nhìn từ... iPhone X

Từ sự kiện ra mắt iPhone X với tính năng nhận diện khuôn mặt người dùng FaceID bằng chip trí tuệ nhân tạo, tôi thấy viễn cảnh một cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tương đối đáng sợ, nhưng tôi cũng thấy ở đó một khía cạnh tích cực khác…

vien canh dang mung cua cach mang cong nghiep 40 nhin tu iphone x Lần đầu trong lịch sử, iPhone mới không cháy hàng
vien canh dang mung cua cach mang cong nghiep 40 nhin tu iphone x 10 năm: Từ iPhone 2G đến iPhone X

Tính năng đáng chú ý nhất ở iPhone X là FaceID. Tính năng này sử dụng camera hồng ngoại và thiết bị quét chuyên dụng ở phía trước máy để xây dựng "bản đồ" gương mặt người dùng. Khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, tính năng này tăng mức độ chính xác của việc nhận diện người dùng lên 200 lần so với phương pháp vân tay trước đây.

Điểm rất đáng chú ý là để triển khai tính năng này, Apple đã lần đầu tiên đưa vào phần cứng máy một con chip dành riêng để xử lý thuật toán trí tuệ nhân tạo.

vien canh dang mung cua cach mang cong nghiep 40 nhin tu iphone x

iPhone X với tính năng nhận diện khuôn mặt FaceID vừa ra mắt đã được chú ý.

Việc một ông lớn như Apple sử dụng chip trí tuệ nhân tạo trong thiết kế của một sản phẩm tiêu dùng như điện thoại, sẽ là một cú hích lớn đối với xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm. Trong tương lai không xa, rồi sẽ có những máy quay tự động chỉnh khuôn hình phù hợp, những chiếc tivi gợi ý chuyển kênh dựa trên việc học tập sở thích của người dùng, những bóng đèn thay đổi nhiệt độ, màu theo múi giờ... và hàng trăm những ứng dụng mà trước đây con người chỉ có mơ đến.

Đó là mặt tốt của vấn đề, vì con người sẽ có nhiều tiện nghi hơn. Nhưng nó cũng cho thấy Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Mà bản chất của cuộc cách mạng này là dùng robot thay thế con người, nên nó diễn ra nhanh, cũng có nghĩa là viễn cảnh đáng sợ khi hàng loạt nghề nghiệp trở nên lỗi thời và hàng triệu người chịu cảnh thất nghiệp cũng đang đến gần.

Tương lai này tương đối đáng sợ. Tuy nhiên tôi lại thấy ở đó một khía cạnh tích cực, đó là những kiểu làm ăn bất lương, chộp giật... rồi sẽ không thể tồn tại được nữa vì không thể cạnh tranh nổi về hiệu suất so với hình thức cộng tác quy mô lớn của robot. Con người khi ấy muốn tồn tại chỉ có thể làm những công việc mà robot còn xa mới có thể theo kịp, đó là: tính tò mò, ưa khám phá, khả năng học tập và thích nghi nhanh chóng, khả năng tưởng tượng và sáng tạo, khả năng xác định và sống theo các giá trị, khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc. Và tất cả những điều đó đều là những giá trị nhân bản nhất của con người.

Vì thế tôi tin là rồi xã hội tương lai sẽ buộc phải tốt đẹp hơn. Và niềm tin này khá chắc chắn, vì đã có mồi lửa kinh tế rồi. Mọi thay đổi bắt nguồn từ kinh tế thì đều hiệu quả và bền vững cả.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

http://www.nguoiduatin.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-nhin-tu-su-kien-ra-mat-iphone-x-a339071.html

/ Hải Lộc/nguoiduatin.vn