Vì sao An toàn thực phẩm là câu chuyện bức xúc mãi?

An toàn thực phẩm, thực phẩm sạch đã nói đi nói lại nhiều năm, bộ ngành tham gia liên kết nhưng mãi vẫn là "câu chuyện bức xúc".

Ngày 31/10, Liên Hiệp Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Diễn đàn khoa học "Thực trạng và giải pháp An toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam".

Tham gia tại Diễn đàn, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cùng các Cục, Vụ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Bộ Công thương… và các nhà khoa học, các hội nghề liên quan.

TS Phạm Văn Tân (Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LHHVN) và bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Chủ trì Diễn đàn, TS. Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch VUSTA, Tổng Thư ký VUSTA nhận định, bức tranh tổng thể về ATTP ở nước ta đang rất có vấn đề. Đáng nói, an toàn thực phẩm lại ảnh hưởng đến giống nòi, gây bức xúc trong dư luận.

4 vấn đề bất cập nhất hiện nay khiến chúng ta chưa thể giải quyết tình trạng bức xúc về an toàn thực phẩm là về đầu mối quản lý, hệ thống văn bản pháp luật mọc lên như "rừng", công tác tuyên truyền còn hạn chế, đặc biệt là vai trò của các tổ chức xã hội cũng chưa được phát huy.

TS. Phạm Văn Tân cho rằng, với chức năng thực hiện tư vấn phản biện và giám định xã hội, VUSTA tổ chức Diễn đàn lần này nhằm huy động trí thức khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội để góp ý về các vấn đề hiện nay trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Phát biểu tại Diễn đàn, GS.TS Phan Thị Kim - Chủ tịch Hội KHKT An toàn thực phẩm Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam, an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người.

Thực phẩm an toàn đóng góp trong việc cải thiện sức khỏe đối với mỗi con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi…

GS.TS. Phan Thị Kim cho rằng cũng nêu một con số khổng lồ các văn bản chính sách pháp luật về ATTP với 191 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, cùng với 1.253 văn bản quản lý ở 63 địa phương.

Số văn bản được ban hành thời gian qua đã được ban hành kịp thời và đáp ứng được trước mắt các yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP song cũng gây các hạn chế và khó khăn vướng mắc.

Trong khi đó lại thiếu các quy định chi tiết, như quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là với những thực phẩm truyền thống.

Làm rõ hơn về nội dung này, ông Nguyễn Tử Cương - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản – Bộ NN&PTNN, đã chỉ ra sự khác biệt trong việc triển khai Hiệp định về các Biện pháp vệ sinh động thực vật của WTO (Hiệp định SPS - SPS gọi tắt là các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ATTP, An toàn sức khỏe động vật, An toàn sức khỏe thực vật) giữa Việt Nam và các nước tham gia WTO.

Việt Nam hiện nay có 3 đầu mối là Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương so với việc Liên minh Châu Âu chỉ có 1 đầu mối, chưa kể, tại mỗi bộ lại chia thành nhiều đầu mối quản lý, điều này đã gây ra không ít những khó khăn, chồng chéo về trách nhiệm trong công tác quản lý của các đơn vị này.

"Tôi gọi sự bất hợp lý trong việc phân công kiểm soát nhà nước cho cơ quan chỉ đạo sản xuất cũng như vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa đá bóng lại cũng vừa làm trọng tài" - ông Cương nhận định.

Từ các bất cập như vậy, ông Cương đề xuất trong thời gian tới, cần rà soát bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về SPS; xây dựng giáo trình và tài liệu phổ biến kiến thức về SPS; tuyển chọn đội ngũ cán bộ làm việc tại cơ quan liên quan đến SPS và xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, xét nghiệm nhằm đảm bảo thực thi tốt Hiệp định về an toàn thực phẩm SPS.

Diễn đàn thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học.

Tham gia đóng góp ý kiến, bà Bùi Thị An - Liên Hiệp hội KH-KT Hà Nội giới thiệu mô hình Chuỗi siêu thị “Bữa ăn an toàn” cho công dân Thủ đô.

Mô hình là sự kết nối của 5 nhà gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà báo và người tiêu dùng. Điểm khác biệt của hệ thống siêu thị “Bữa ăn an toàn” đó là điều kiện để các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia cung ứng thực phẩm vào siêu thị phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, được các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, y tế các tỉnh, TP lựa chọn, đề cử tham gia Chương trình.

Đây là chương trình phi lợi nhuận do Liên hiệp Hội Hà Nội triển khai nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tạo niềm tin và dành được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của người tiêu dùng thủ đô.

Rau trong bếp ăn trường mầm non ở Hà Nội còn tồn dư thuốc BVTV

Sau khi test nhanh bằng máy của xe chuyên dụng chi cục An toàn thực phẩm, sở Y tế Hà Nội, cơ quan chức năng ...

Việt Nam có trang trại nuôi heo đầu tiên đạt chuẩn GlobalG.A.P

Anova Farm ở Vũng Tàu, Bình Thuận áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đến từng loại thức ăn, văcxin, thuốc thú y đã ...

Sau vụ bơm thuốc vào 3.750 con lợn: TPHCM vật lộn quản miếng thịt

Cuối cùng thì người dân cũng tạm hài lòng với cách giải quyết đề nghị tiêu huỷ toàn bộ số heo bị phát hiện tiêm ...

Đầu độc người tiêu dùng

Vụ việc gần 4.000 con heo bị tiêm thuốc an thần (Acepromazine) xảy ra tại cơ sở giết mổ Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP ...

(http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/vi-sao-an-toan-thuc-pham-la-cau-chuyen-buc-xuc-mai-3346187/)

/ Theo Cúc Phương/Đất Việt