Israel có thể sẽ chính thức công nhận quyền kiểm soát của Damascus tại miền Nam Syria. Đổi lại, Nga sẽ đàm phán với Iran để buộc quân đội của nước này rút khỏi khu vực Cao nguyên Golan.
Theo Sputnik, Tel Aviv có thể sẽ chính thức công nhận quyền kiểm soát của Damascus tại miền Nam Syria. Đổi lại, Nga sẽ đàm phán với Iran để buộc quân đội của nước này cùng các lực lượng do họ hậu thuẫn rút khỏi khu vực Cao nguyên Golan, tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho hay.
Theo đó, thoả thuận này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều lần trao đổi và cũng như được đưa vào chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Nga diễn ra ở Helsinki vừa qua.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nguồn tin của tờ báo này cũng khẳng định ông Netanyahu đã đưa ra đề nghị này sau những thắng lợi của quân đội Syria ở miền Nam Daara và sau khi nhận ra rằng, Mỹ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự tại khu vực này để hỗ trợ họ. Mỹ dường như đã muốn rút quân khỏi Syria.
Theo các nguồn tin đáng tin cậy, thoả thuận trên sẽ đặt ra điều kiện Israel phải đồng ý để Damascus nắm quyền kiểm soát các tỉnh phía Nam Syria và biên giới với Israel. Đổi lại, Moscow phải thuyết phục thành công để Iran rút quân ra khỏi lãnh thổ Syria ở khoảng cách tối thiểu là 80km từ biên giới. Thêm nữa, Moscow cũng phải đảm bảo không đáp trả những cuộc không kích của lực lượng Không quân Israel vào những vị trí của Iran ở Syria.
Hiện chưa rõ Tổng thống Trump có ủng hộ thoả thuận này không, bởi nội dung chi tiết về cuộc gặp giữa ông Trump và ông Putin vẫn chưa được tiết lộ.
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga đã thảo luận về tiến trình hoà bình ở Syria cũng như việc đảm bảo an ninh ở biên giới Syria với Israel. Hai bên đã nhất trí hợp tác về vấn đề này.
Israel sẽ tiếp tục chống lại sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria
Mối quan hệ Israel và Iran gần đây đã trở nên căng thẳng. Israel đã nhiều lần tố Iran triển khai quân đến Cao nguyên Golan. Tel Aviv cũng đã triển khai nhiều đợt không kích vào lãnh thổ Syria nhằm mục tiêu vào lực lượng binh sĩ người Iran.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 20/7 trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục có các hành động chống lại sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria.
Mối quan hệ Israel và Iran gần đây đã trở nên căng thẳng.
Căng thẳng đã leo thang giữa Iran và Israel sau các vụ đối đáp bằng tên lửa khi quân đội Israel ngày 10/5 tiến hành vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu Iran với lý do nhằm đáp trả việc các lực lượng Iran tại Syria đã tấn công tên lửa nhằm vào các căn cứ quân sự của Israel ở Cao nguyên Golan đêm 9/5.
Iran và Israel là hai quốc gia thù địch tại Trung Đông trong khi chính quyền Iran lại là đồng minh lớn của Syria. Iran đã triển khai hàng trăm binh lính tới nước này làm cố vấn quân sự cho Syria. Hàng nghìn tay súng được Iran huấn luyện - chủ yếu từ phong trào Hezbollah của Lebanon, cũng đang chiến đấu bên cạnh quân đội Syria chống lại các nhóm phiến quân.
Giới chuyên gia cho rằng các động thái gần đây của Nga đang “bật đèn xanh” cho các cuộc không kích Israel vào các mục tiêu Iran tại Syria và gây sức ép cho Iran rời khỏi Syria. Tuy nhiên, viết trên tờ hàng ngày Shargh, ông Ali Khorram, cựu Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc cho rằng Nga vẫn tiếp tục quan hệ với Iran và tập trung vào việc đạt được thỏa thuận hạt nhân với châu Âu nhằm giữ lại thỏa thuận hạt nhân.
Iran có thể mong muốn xúc tiến quan hệ với Nga sau chuyến thăm thành công của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Moscow. Chuyến thăm Nga của ông Benjamin Netanyahu đã khiến cho Tổng thống Putin tin tưởng về việc phải bảo vệ an ninh của Israel trước các thách thức từ Iran. Trong một thời gian dài, ông Putin luôn cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chiến lược với Iran tại Syria trong nỗ lực chống khủng bố và sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này. Tuy nhiên, không hề là cam kết chiến lược giữa hai nước để đối phó với Israel, giới chuyên gia nhận định.
Ông Mahmoud Shoori, một chuyên gia cấp cao của Nga tại trung tâm nghiên cứu chiến lược cho hay Nga và Iran có thể không bao giờ đạt được thỏa thuận trở thành đối tác chiến lược tối ưu bởi vì sự phức tạp của cả hai trong lợi ích quốc gia. Vì thế, chính sách với nước Nga của Iran phải dựa trên lợi ích quốc gia của riêng nó. Tuy nhiên, điều này cũng phải phù hợp với chính sách đối ngoại của Nga, trong đó Tổng thống Putin luôn đặt ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và hòa nhập với phương Tây.
Chiến thuật nồi hầm của Nga tại Syria
Liệu các khu vực giảm leo thang căng thẳng mà Nga bảo trợ có phải là một chiến thuật nhằm đánh bại lực lượng vũ ... |
Syria sẽ đạt bước tiến mới sau thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Cuộc khủng hoảng ở Syria là một chủ đề quan trọng được bàn tới tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ ở Phần Lan. Tuy nhiên, ... |