Chiến thuật nồi hầm của Nga tại Syria

Liệu các khu vực giảm leo thang căng thẳng mà Nga bảo trợ có phải là một chiến thuật nhằm đánh bại lực lượng vũ trang đối lập hay không?

“Khu vực giảm căng thẳng”

Quân đội Syria (SAA) đang tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát khu vực Tây Nam đất nước. Giới phân tích cho rằng thông qua việc áp đặt các thỏa thuận đầu hàng đối với các nhóm đối lập, dường như SAA đang muốn lặp lại kịch bản “nồi hầm” Đông Ghouta và vùng ngoại ô phía Bắc Homs.

Nếu đúng như vậy, liệu các khu vực giảm leo thang căng thẳng mà Nga bảo trợ có phải là một chiến thuật nhằm đánh bại lực lượng vũ trang đối lập hay không?

Sau khi SAA tái chiếm thành phố Homs vào tháng 12/2016, một thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép lực lượng phe đối lập rút khỏi phần phía Đông của thành phố. Moscow đã mở ra tiến trình Astana với cuộc đàm phán 3 bên có sự tham gia của Iran.

chien thuat noi ham cua nga tai syria
Lực lượng quân cảnh của Nga tại Manbij, Syria

Sau nhiều vòng đàm phán, các nước tham gia đã đạt được một thỏa thuận để thiết lập 4 khu vực giảm leo thang căng thẳng vào ngày 4/5/2017: Idlib, vùng ngoại ô phía Bắc Homs, Đông Ghouta và khu vực phía Nam Syria.

Nga cũng thể hiện sự “khéo léo” của mình khi phối hợp chi tiết với các chủ thể bên ngoài khác nhau để thực hiện các thỏa thuận giảm leo thang căng thẳng ở từng khu vực trong số đó.

Vào ngày 7/7/2017, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Hamburg (Đức), các nước đã đi đến một thỏa thuận với Washington xung quanh việc thiết lập một khu vực giảm leo thang căng thẳng ở phía Tây Nam Syria, và đưa ra bản chi tiết về thỏa thuận với sự tham gia của Jordan trong một thỏa thuận vào ngày 11/11/2017.

Vào tháng 7/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố đạt được thỏa thuận với các nhóm đối lập Syria thông qua trung gian Ai Cập về cơ chế giảm leo thang ở Đông Ghouta, vùng ngoại ô phía Bắc Homs và phía Nam Hama.

Vào giữa tháng 9/2017, trong vòng thứ sáu của cuộc đàm phán Astana, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận về chi tiết của khu vực giảm căng thẳng ở Idlib, bao gồm cả các phần ở các vùng ngoại ô của Hama, Aleppo và Latakia.

Thỏa thuận giữa Nga và các nhóm vũ trang đối lập được thực hiện với sự ủng hộ của Ai Cập vào ngày 12/10/2017 để bổ sung thêm các khu vực ngoại ô phía Nam Damascus vào khu vực giảm leo thang căng thẳng ở phía Đông Ghouta.

chien thuat noi ham cua nga tai syria
Các tay súng phiến quân "sơ tán" khỏi Đông Ghouta, Syria

Theo giới phân tích, Nga đã tham gia cuộc đua với Mỹ để kiểm soát các vùng đất mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bỏ lại. Trong khi Washington đã kiểm soát được các khu vực ở phía Đông Euphrates thông qua đồng minh người Kurd, thì Moscow có thể loại bỏ ngày càng nhiều khu vực của IS ở các vùng sa mạc ở Syria, phía Tây Euphrate, cho tới tận Deir ez-Zor.

Với những bước tiến này, Nga đã tự tin tuyên bố đánh bại hoàn toàn IS ở 2 phía Euphrates. Trước khi tới căn cứ không quân Khmeimim hồi cuối năm ngoái, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định "sứ mệnh của Nga chống lại tổ chức khủng bố IS đã gần như hoàn thành", đồng thời ra lệnh "bắt đầu rút quân đội Nga ra khỏi Syria.

Ngay cả tuyên bố này cũng được giới phân tích khu vực và phương Tây coi là chiến thuật của nhà lãnh đạo Nga, vốn được sử dụng từ khi Nga bắt đầu can thiệp. Theo đó, mỗi khi đạt được một trong những mục tiêu của mình ở Syria, Nga đều tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi đó nhưng không thực hiện.

Ngay sau chuyến thăm bất ngờ của Tổng thống Putin tới Khmeimim, Chính phủ Syria với sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Nga đã thực hiện chiến dịch quân sự rộng khắp ở Idlib.

Sau 3 ngày triển khai chiến dịch, Tổng tham mưu trưởng Nga, Tướng Valery Girasimov đã tuyên bố rằng nhiệm vụ của lực lượng quân đội Nga vào năm 2018 sẽ chỉ còn là "tiêu diệt hoàn toàn" Mặt trận al-Nusra ở các khu vực giảm leo thang căng thẳng khác nhau.

Kẻ phá bĩnh

Với những diễn biến hiện nay, giới phân tích cho rằng các khu vực giảm leo thang căng thẳng không phải là một “trò lừa” của Nga. Mục tiêu cơ bản của Moscow là chấm dứt xung đột ở Syria bằng quân sự để mang lại lợi thế cho chính phủ Syria và tiêu diệt các nhóm đối lập bằng quân sự, tránh xa bất kỳ các giải pháp nào liên quan đến chuyển giao chính trị trong chính quyền.

Sau khi có được những thành công về mặt quân sự gần đây, chính phủ Syria được cho là trở nên cứng rắn trước việc nối lại các vòng đàm phán Geneva sau vòng đám phán thứ tám diễn ra vào tháng 12/2017 đã thất bại mà không đạt được bất kỳ bước tiến nào.

chien thuat noi ham cua nga tai syria
Quân đội Syria nã pháo vào vị trí của khủng bố ở "nồi hầm" al-Quneitra

Phái đoàn của Chính phủ Syria đã từ chối thảo luận bất kỳ chủ đề nào trước khi "giành lại quyền kiểm soát đất nước ở toàn bộ vùng đất của Syria và giải phóng những vùng đó khỏi tay khủng bố", theo một trong những tuyên bố của Tổng thống Assad.

Nga cũng được đánh giá là trở nên quyết liệt hơn khi từ chối tiến trình Geneva sau khi Tổng thống Putin tái đắc cử vào tháng 3 vừa qua. Thậm chí có ý kiến cho rằng Nga nỗ lực thay thế tiến trình Geneva bằng tiến trình Astana và kết quả của Hội nghị Sochi.

Dù không muốn nhưng giới phân tích phương Tây buộc phải thừa nhận cục diện tại Syria đã thay đổi, nhất là khi SAA với sự hỗ trợ của Nga giành thêm nhiều chiến thắng quan trọng và hiện kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ đất nước.

Sau các cuộc không kích ở miền Nam Syria, Nga đã thành công trong việc làm tiêu hao nhiều sinh lực của lực lượng vũ trang chống đối thông qua các thỏa thuận riêng rẽ với nhiều nhóm phiến quân. Chiến thuật này đã khiến lực lượng đối lập ở đây bị “xé nát” và dần tan rã, mặc dù trước đó họ đã chống cự quyết liệt.

chien thuat noi ham cua nga tai syria
Binh sĩ Nga và Syria tại một chốt kiểm soát

Tuy nhiên, có một lực lượng mà Nga chưa thể đánh bại hoàn toàn và tiếp tục là mối đe dọa đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. “Sứ mệnh gần như đã hoàn thành” của Nga không thể hoàn tất bởi có nhiều bằng chứng cho thấy bằng cách này hay cách khác, Mỹ đã trực tiếp hỗ trợ lực lượng IS. Mỹ không chỉ “vô tình” vũ trang hay huấn luyện các tay súng IS mà còn trực tiếp huy động trực thăng sơ tán các chỉ huy cấp cao của tổ chức này mỗi khi bị tấn công.

Ngoài ra, Mỹ hiện cũng có hàng loạt “cớ” để can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào Syria, trong đó có vấn đề người Kurd và đảm bảo an ninh cho Israel.

Chiến thuật và chiến lược tổng thể của Nga phối hợp với chính phủ Syria cùng các đồng minh đang phát huy hiệu quả. Nhưng rõ ràng, Moscow không thể bỏ qua yếu tố Mỹ nếu muốn đi đến một kết cục như ý muốn sau 3 năm can dự quân sự tốn kém ở Syria.

Đông Triều

chien thuat noi ham cua nga tai syria CIA nói 200 lính đánh thuê Nga chết khi tấn công lính Mỹ ở Syria hồi tháng 2

Giám đốc CIA cho rằng số công dân Nga thiệt mạng khi tấn công đặc nhiệm Mỹ ở miền đông Syria cách đây hai tháng ...

chien thuat noi ham cua nga tai syria Bí ẩn bao trùm chiếc máy bay VIP của Nga tại Syria

Các nhà hoạt động Syria đã đăng tải hình ảnh của một máy bay chở khách Tu-204-300 của Nga vừa hạ cánh ở sân bay ...

/ Báo Đất Việt