Tờ Task&Purpose dẫn lời Tướng Lục quân Mỹ Mark Esper tiết lộ về kế hoạch triển khai loại pháo có tầm bắn trên 2.000km đến Biển Đông.
Theo tướng Mark Esper, thứ vũ khí khủng khiếp này sẽ "mở cửa" cho các binh chủng khác đè bẹp đối phương trước khi họ có cơ hội bắn lại Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cùng hiện diện ở khu vực này.
Những khẩu siêu pháo có thể được đặt bên bờ Biển Đông, nhắm tới mục tiêu cách nó gần 2.000km. Khi được triển khai và khai hỏa, hệ thống pháo có thể phá hủy các tàu chiến đối phương và các mục tiêu quân sự khác trên các đảo ở Biển Đông, phá hủy hệ thống phòng không, radar, các tên lửa chống hạm và thậm chí là căn cứ không quân.
Một khi phá hủy được các cơ sở nói trên trong chiến tranh cho phép không quân, hải quân và lực lượng mặt đất của Mỹ xâm nhập khu vực và giành lại từ tay đối thủ. Mặc dù vậy, vị tướng Mỹ không tiết lộ về địa điểm triển khai cũng như thông tin về loại siêu pháo này.
Pháo tự hành M109 Paladin.
Trước khi kế hoạch đưa siêu pháo đến Biển Đông được công khai, chuyên gia quân sự Kris Osborn cho rằng, Lầu Năm Góc nên triển khai thêm vũ khí đến gần Biển Đông nhằm đối phó Trung Quốc.
Vị chuyên gia gợi ý, quân đội Mỹ có thể điều động lựu pháo tự hành M109 Paladin đến khu vực này và hoạt động như một vũ khí phòng không. Ông giải thích thêm, Paladin bắn đạn pháo có điều khiển Excalibur có thể chuyển đổi từ tấn công mặt đất sang phòng không.
Đạn Excalibur dẫn hướng bằng GPS với độ chính xác rất cao nên có thể tiêu diệt máy bay, đánh chặn tên lửa đối phương với chi phí thấp. Ngoài ra, việc chuyển đổi này sẽ giúp tăng số lượng vũ khí phòng không mà không làm gia tăng kinh phí trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ ngày càng eo hẹp.
Đặc biệt, M109A7 có thể bắn đạn pháo có điều khiển M982 Excalibur với tầm bắn 40 km. Excalibur là loại đạn pháo có điều khiển do tập đoàn Raytheon và BAE Systems hợp tác phát triển. Đạn được dẫn đường bằng GPS với bán kính lệch mục tiêu (CEP) khoảng 5 m.
Các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan cho thấy, khoảng 92% đạn pháo đã bắn có CEP chỉ 4 m. Excalibur có tầm bắn tối đa 40 km. Về mặt lý thuyết, M109A7 bắn đạn Excalibur cho nổ trên không có thể sử dụng cho nhiệm vụ phòng không.
Việc sử dụng pháo cỡ nòng lớn làm nhiệm vụ phòng không đã được ghi nhận trong Thế chiến II. Nhật Bản từng sử dụng pháo phòng không Type 5 cỡ nòng tới 150 mm. Anh từng sử dụng khẩu QF 133 mm cho nhiệm vụ phòng không.
Những năm Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng sử dụng khẩu KS-30 130 mm để chống máy bay. Nhược điểm của các pháo phòng không cỡ nòng lớn là tốc độ bắn chậm, độ chính xác không cao. Phương pháp tác chiến chủ yếu là bắn đón nên khó đối phó với các mục tiêu di chuyển nhanh như máy bay phản lực, tên lửa.
Mặt khác, sự ra đời của các loại tên lửa đất đối không với tầm bắn lên đến hàng trăm kilomet nên việc sử dụng pháo phòng không cỡ nòng lớn không còn khả thi. Tuy nhiên, sự ra đời của đạn pháo có điều khiển có thể hồi sinh pháo phòng không cỡ nòng lớn cho nhiệm vụ phòng không.
Về bản chất, đạn pháo có điều khiển như Excalibur tương tự một quả tên lửa có điều khiển, điểm khác biệt là đầu đạn được đẩy đi bằng liều phóng thay vì động cơ tên lửa. Trong tháng 6/2013, tập đoàn Raytheon đã công bố phiên bản Excalibur S dẫn hướng bằng laser bán chủ động cho phép tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ cao.
Tháng 9/2015, Raytheon đã giới thiệu phiên bản Excalibur N5 với cảm biến radar bước sóng milimet. Như vậy, 2 phiên bản S và N5 có cơ chế hoạt động như một quả tên lửa phòng không. Nếu kết hợp với hệ thống radar điều khiển hỏa lực, M109A7 có thể hoạt động như một pháo phòng không có độ chính xác cao.
Bộ trưởng Anh hủy thăm Trung Quốc sau chỉ trích của Bắc Kinh về Biển Đông Chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính bị hủy sau khi Trung Quốc cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Anh có những tuyên bố mang ... |
Mỹ - Trung đấu khẩu về Huawei, Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich Mỹ và Trung Quốc đối nhau chan chát trong vấn đề Huawei và Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich, khi mỗi nước tìm ... |