"Khi giáo viên hay bất cứ ai vi phạm nhân cách của người khác thì chính người đó đã không còn nhân cách nữa", đó là ý kiến của ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội.
Câu chuyện cô giáo quỳ dưới áp lực của một phụ huynh đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Hình ảnh "cô giáo quỳ" làm tổn hại đến truyền thống "tôn sư trọng đạo" bao đời nhưng đó là sự thật đang diễn ra trong môi trường giáo dục.
Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng", trò hư, liệu giáo viên có nên dùng đòn roi, có nên phạt bằng cách quỳ gối, Lao Động đã có trao đổi với TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường Đinh Tiên Hoàng về vấn đề này.
Ông Lâm cho rằng, hình thức kỷ luật là một phương pháp giáo dục trong mô phạm bởi tụi trẻ cần phải tự chịu trách nhiệm trước sai lầm, hành vi của mình. Càng ở trong môi trường sư phạm càng phải có kỷ luật. Hình thức kỷ luật cao nhất của nhà trường là đuổi học, nhẹ hơn là dọn vệ sinh, chép bài, trực nhật...
Trên thực tế có hai phương pháp kỷ luật là tự giác và áp đặt. Kỷ luật tự giác là làm sao cho học sinh tự hiểu ra lỗi sai của mình và tìm cách khắc phục.
Còn kỷ luật áp đặt là ngăn chặn ngay lập tức hành vi của học sinh để không xảy ra hậu quả về sau. Ví dụ hai học sinh đang đánh nhau cần tách ra 2 em ra, mỗi bạn úp mặt vào một chỗ, sau đó tiếp tục giáo dục.
Tuy nhiên, theo ông Lâm, dù áp dụng phương pháp nào, tuyệt đối không được vi phạm nhân cách học trò, không được sỉ nhục học trò và có giới hạn thời gian. Đó là nguyên tắc cứng.
Các quốc gia có những quan điểm khác nhau về giáo dục. Như Singapore và một số bang của Mỹ lại cho phép sử dụng roi vọt với học trò. Tuy nhiên, quá trình xử phạt phải có hội đồng kỷ luật, hiệu trưởng và phụ huynh chứng kiến, để học sinh tự nhận khuyết điểm của mình.
"Chúng ta chưa kỳ công với học sinh"
TS Nguyễn Tùng Lâm bình luận, dù trong trường hợp nào, tuyệt đối không được vi phạm thân thể, nhân cách học sinh, kể cả lăng mạ trẻ là "ngu, dốt", đó là vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
"Vấn đề là làm sao để chúng tự chịu trách nhiệm, muốn thế phải cho chúng biết sai ở đâu và sai như thế nào để chúng làm điều gì đó để bù đắp lỗi sai. Khi giáo viên hay bất cứ ai vi phạm nhân cách của người khác thì chính người đó đã không còn nhân cách nữa", ông Lâm bình luận.
TS Tâm lý giáo dục cho rằng đã đến lúc chấm dứt tình trạng đòn roi ở học đường. Tuyệt đối không cổ súy lối suy nghĩ trước đây, thế hệ ông bà, cha mẹ và các thầy cô đã ứng xử như thế với bản thân họ, họ mới được nên người. Giờ đây, áp dụng các hình thức này với học sinh của mình để chúng tiến bộ, chẳng có gì sai trái cả.
"Tôi luôn luôn nói với phụ huynh rằng, chúng ta kỳ vọng vào trẻ nhiều nhưng kỳ công thì chưa. Từng em có nhu cầu, cá tính, xu hướng khác nhau, chúng ta phải nắm bắt điều đó để điều chỉnh", ông Lâm nói.
Chưa từng đến trường, bà mẹ Trung Quốc đăng ký học mẫu giáo với con
Người phụ nữ 31 tuổi muốn học đọc và viết để hướng dẫn cho con, đồng thời mong muốn tìm được công việc tốt hơn ... |
Bằng cấp dỏm, tụt hậu dài
Theo công bố của Trung tâm Công nhận văn bằng thuộc Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), hàng ... |
Đây là những lý do khiến cô giáo chỉ có một con đường duy nhất là...phải quỳ
Có lẽ, hành động cô giáo phải quỳ trước phụ huynh đã làm cho người dân trên cả nước bất bình, dư luận xã hội ... |
Phụ huynh Sài Gòn than phiền với hiệu trưởng khi con nói tục
Người mẹ ngỡ ngàng khi thấy tin nhắn của con với bạn bè có nhiều ngôn từ khiếm nhã, đề nghị nhà trường có biện ... |
‘Không chỉ để tự vệ, hãy dạy con trẻ hiểu và yêu cơ thể mình’
Dạy con các kỹ năng để phòng chống xâm hại là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhưng dạy như thế nào cho ... |
Vụ 500 giáo viên sắp “ra đường”: Chủ tịch huyện ký bừa không thể vô can
Chưa nguôi vụ giáo viên phải quỳ gối, giáo dục lại “dậy sóng” trước tình cảnh hơn 500 giáo viên tại Krông Pắk (Đắk Lắk) ... |