Trước những phản ứng gay gắt của dư luận về phát ngôn của TSKH Đoàn Hương khi gọi những người “ném đá” đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền là “đám quần chúng”, giáo viên Vũ Thị Đỗ Quyên - Trường THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1 (Hà Nội) cho rằng: Khi TS Đoàn Hương kêu gọi mọi người không “ném đá” ý tưởng sáng tạo thì bà cũng cần phải tôn trọng công chúng.
Cô giáo Vũ Thị Đỗ Quyên – Trường THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1 (Tân Triều, Hà Nội) cho rằng: “Mỗi người trong chúng ta đều cần xem lại văn hoá tiếp nhận và tranh luận”. Ảnh: Huyên Nguyễn
Cô giáo Đỗ Quyên chia sẻ, các nghiên cứu khoa học đều cần được trân trọng nhưng không phải nghiên cứu nào cũng mang tính thực tiễn cao. Hiện nay, xã hội chúng ta đang có tình trạng rất nhiều nghiên cứu thậm chí là đề tài cấp nhà nước nhưng viết ra rồi lại “vứt xó” vì không khả thi. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta “quay lưng” với đề xuất mới.
Việc TS Đoàn Hương kêu gọi mọi người không “ném đá” ý tưởng sáng tạo nhưng phát ngôn “đám quần chúng” của bà đã xúc phạm đến nhân dân.
“Chúng ta phải trân trọng những người đang hằng ngày sử dụng tiếng Việt bởi ngôn ngữ là của nhân dân. Thế nên, không thể gọi nhân dân là “đám quần chúng” được. Phát ngôn này hơi mang tính miệt thị, hồ đồ”, cô Quyên bày tỏ.
Theo cô Quyên, việc cải tiến, cải cách để xã hội phát triển là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền lần này thì có rất nhiều bất cập. Bởi nó kéo theo nhiều hệ luỵ như toàn dân sẽ phải học lại chữ, toàn bộ văn bản, quy định, sách vở trong giáo dục sẽ phải viết lại, in lại.
“Là một giáo viên dạy văn, tôi thấy điều nguy hại nhất là ảnh hưởng tới cả ngữ âm tiếng Việt. Nếu hạn chế số chữ cũng có nghĩa là chúng ta sẽ hạn chế đi cả sự linh hoạt, sinh động trong ngôn ngữ của chúng ta, mà theo tôi, đây là thế mạnh của tiếng Việt”.
Xã hội đang ngày càng phát triển, cùng với đó là sự “lên ngôi” của mạng xã hội. Đây là ưu điểm nhưng đồng thời cũng có mặt trái của nó, không ít những trường hợp “ném đá” một cách a dua. Bên cạnh những ý kiến phát biểu nghiêm túc, có theo dõi, nghiên cứu, bình luận một cách khách quan, văn hoá thì cũng có không ít ý kiến nói theo, không đọc kĩ vấn đề, thậm chí còn dùng những từ ngữ mạt sát, bậy bạ, vô văn hoá.
Điều này hoàn toàn đáng bị lên án. Bởi những lời nói thiếu trách nhiệm từ mạng xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí, cuộc đời và sự nghiệp của người bị “ném đá”. Chúng ta cần thể quan điểm một cách có văn hoá, nữ giáo viên bày tỏ.
Đồng quan điểm, Th.S – nữ hoàng doanh nhân Ngô Thị Kim Chi cho biết: Thực tế, có những người vì những mục đích khác nhau mà đăng tải các bài viết trên mạng xã hội với lời lẽ bôi nhọ, giễu cợt, làm cho người tiếp nhận có cái nhìn thiên lệch về nghiên cứu này.
Nếu người tiếp nhận thông tin không tỉnh táo kiểm chứng sẽ lập tức có những phản ứng không đúng, hướng dư luận đến cách hiểu sai lệch. Vì thế, mỗi người cần phải học văn hoá ứng xử và tiếp nhận thông tin.
Những chương trình truyền hình châu Á bị ném đá vì để nghệ sĩ khoe thân phản cảm Người dẫn chương trình giới thiệu các chương trình du lịch, nấu ăn nhưng không một mảnh vải che thân. |
Hơn 400 người bị thương trong lễ hội ném đá tại Ấn Độ 462 người tham gia lễ hội ném đá ở miền trung Ấn Độ bị thương, 10 người trong đó bị thương nặng. |