Trung Quốc “vũ khí hóa” không gian mạng

Theo những báo cáo gần đây, Trung Quốc chi ngân sách hàng năm cho vấn đề an ninh nội bộ. lên tới con số 100 tỷ USD.

trung quoc vu khi hoa khong gian mang

Trung Quốc nhanh chóng bước chân vào mặt trận không gian mạng trước khi quá muộn.

Kể từ sau cáo buộc lùm xùm quanh cái gọi là “Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 của Mỹ”, giới phân tích cho rằng, một cuộc chiến trên không gian mạng với quy mô toàn cầu đã hình thành.

Bất chấp việc cáo buộc của Moscow có là sự thật hay không, các nước châu Âu đã bắt đầu bắt tay vào thực hiện các cuộc tấn công tương tự khi nhận thấy đây không chỉ là một cách thức mang lại lợi ích mà còn là công cụ để tự bảo vệ mình. Không nằm ngoài xu thế trên, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng cân nhắc học hỏi và có kế hoạch trong tương lai gần.

Nước này không ngại ngần chi ngân sách hàng năm mạnh tay cho vấn đề an ninh nội bộ. Theo số liệu chính thức, con số này lên tới 100 tỷ USD, nhưng theo giới quan sát, cũng giống như chi tiêu quốc phòng, con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều, bao gồm các khoản chi phí mật cho mục đích nghiên cứu.

Trong đó, Trung Quốc đang nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo và cơ sở dữ liệu quy mô lớn để có thể theo dõi” nhất cử nhất động” trên phương tiện truyền thông xã hội và cho phép mọi công dân có quyền giám sát và báo động những nguy cơ tiềm ẩn một cách tức thời.

Chiến lược của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội là kiểm soát không chỉ là thông tin mà người dùng bàn luận trên đó mà còn kiểm soát nguồn tin (có thể là tin tức giả) từ bên ngoài muốn tiến vào đất nước.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng bắt buộc các công ty công nghệ lớn phải tuân thủ một cách nghiêm túc luật an ninh mạng và hợp tác tuyệt đối trong các cuộc điều tra. Đối với giới lãnh đạo Bắc Kinh, kiểm soát các mạng xã hội nước ngoài có tầm ảnh hưởng lớn như Facebook và Twitter là chưa đủ, mà ngay cả các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc cũng cần phải được thắt chặt hơn nữa.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang đề nghị có quyền thâm nhập vào ban quản trị của các công ty công nghệ bản địa hàng đầu như WeChat, Weibo và Tencent và đòi hỏi quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng của các công ty này.

Kent Harrington, cựu sĩ quan phân tích tình báo của CIA, phụ trách khu vực Đông Á cho biết, gián điệp mạng của Trung Quốc cũng mở rộng hoạt động ở nước ngoài như một cách để bảo vệ lợi ích của mình trước khi bị tổn hại.

Tin tặc Trung Quốc hiện trà trộn vào các trung tâm nghiên cứu phương Tây và các trường đại học nghiên cứu về Trung Quốc để “làm mềm” đi những bình luận gay gắt về quốc gia này. Họ thậm chí còn tấn công vào các hãng tin phương Tây khi có những bài viết tọc mạch về giới lãnh đạo Trung Quốc.

trung quoc vu khi hoa khong gian mang

Cảnh sát Trung Quốc kiểm tra thẻ căn cước của người dùng internet.

Tư duy chiến lược của Trung Quốc về “chiến tranh chính trị” cho rằng, các tổ chức xã hội và kinh tế chính trị của kẻ thù - đặc biệt là các phương tiện truyền thông - nên được nhắm mục tiêu trước khi một cuộc chiến tranh bằng đạn thật nổ ra.

Ngoài việc mở rộng khả năng tấn công mạng, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tìm cách phát triển quyền lực mềm thông qua các sáng kiến kinh tế, xã hội, văn hóa và truyền thông.

Gần đây, có những thông tin tiết lộ Trung Quốc đang có kế hoạch nâng tầm ảnh hưởng tại Australia, bằng cách sử dụng các tổ chức trên danh nghĩa theo dõi du học sinh Trung Quốc: Hiệp hội doanh nghiệp và các nhà ngoại giao để mang tiếng nói len lỏi vào nhiều lĩnh vực ở quốc gia này. Cuối năm ngoái, một thượng nghị sĩ Úc đã buộc phải từ chức vì bị cáo buộc có quan hệ mờ ám với một tỷ phú Trung Quốc.

Trung Quốc cũng mở rộng sự hiện diện về mặt truyền thông trên toàn cầu. Theo một số ước tính, Chính phủ đang đầu tư 7 tỷ USD vào kế hoạch mở các phương tiện truyền thông mới và các kênh phát sóng ra nước ngoài mỗi năm. Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã, đã có hơn 170 văn phòng trên toàn thế giới và xuất bản bằng 8 ngôn ngữ.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã có hơn 70 văn phòng nước ngoài với chương trình phát sóng đến 171 quốc gia bằng 6 thứ tiếng. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là đài phát thanh lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau BBC, khi truyền thanh bằng 64 thứ tiếng từ 32 văn phòng nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các công ty trong nước đổ nguồn vốn ra nước ngoài để mua cổ phần các hãng phim lớn của Hollywood. Tập đoàn Trung Quốc Dalien Wanda hiện nắm giữ 10 tỷ USD cổ phần tại nhiều công ty giải trí ở Mỹ, châu Âu và Australia.

Nhiều “gã khổng lồ” tài chính như Alibaba, Tencent và Hony Capital, cũng như các công ty Nhà nước thuộc Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ đô la cho các liên doanh phim của Mỹ.

Các tập đoàn công nghệ lớn như gần đây cũng mang đến cho Trung Quốc những điều kiện nền tảng để chi phối mạnh mẽ hơn. Trong đó Apple đã cho phép một công ty thuộc Chính phủ Trung Quốc quản lý dữ liệu người dùng ở quốc gia này.

Google cũng thành lập một trung tâm nghiên cứu trí thông minh nhân tạo và sẽ sớm chuyển giao các công nghệ độc quyền cho phía Trung Quốc. Với những ưu thế vượt trội nói trên, Trung Quốc được đánh giá sẽ là một đối thủ đáng gờm trên mặt trận truyền thông xã hội.

trung quoc vu khi hoa khong gian mang Bí mật trong trung tâm \'chống chiến tranh hỗn hợp\' của NATO và EU

Hybrid CoE ra đời với mục đích áp chế các loại hình tấn công trên nhiều mặt trận: Ngoại giao, chính trị, truyền thông, không ...

trung quoc vu khi hoa khong gian mang Vụ mất cắp tiền ảo rúng động

Thời gian gần đây, bọn tội phạm không gian mạng tấn công vào các máy rút tiền ở Mỹ, buộc máy phải nhả ra số ...

/ http://www.nguoiduatin.vn