Bí mật trong trung tâm \'chống chiến tranh hỗn hợp\' của NATO và EU

Hybrid CoE ra đời với mục đích áp chế các loại hình tấn công trên nhiều mặt trận: Ngoại giao, chính trị, truyền thông, không gian mạng và quân sự đến từ Nga.

bi mat trong trung tam chong chien tranh hon hop cua nato va eu
Lính Nga đứng bên ngoài căn cứ quân sự ở Simferopol.

Với tâm thế luôn sẵn sàng ứng phó trước cái được gọi là “mối đe dọa đến từ nước Nga”, các nước phương Tây đang tìm kiếm những giải pháp để chống lại những cách thức chiến tranh mới trong tương lai. Một trung tâm tác chiến mới thiết lập gần đây ở Phần Lan được cho là câu trả lời của khối quân sự NATO và Liên minh châu Âu (EU).

Chống các mối de dọa hỗn hợp

Nằm trong tòa nhà khiêm tốn với đầy những phòng họp, giảng đường và máy chiếu ở Thủ đô Phần Lan, một tổ hợp mới đặt dưới sự bảo trợ chung của Liên minh châu Âu và NATO được thành lập và mang nhiệm vụ nặng nề. Với ngân sách 1,5 triệu euro, trung tâm Phòng chống Các mối đe dọa Hỗn hợp châu Âu (Hybrid CoE) được tạo ra để tìm cách thức ứng phó trước các kiểu chiến tranh hỗn hợp: Bao gồm sự pha trộn của ngoại giao, chính trị, truyền thông, không gian mạng và áp lực quân sự - với mục tiêu gây mất ổn định và làm suy yếu chính quyền của đối thủ.

Nhưng bốn tháng sau khi ra mắt với sự kỳ vọng cao vào tháng 10/2017, trung tâm này đang bị chỉ trích là tiêu tốn nhiều tiền nhưng không đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra. Các nhà hoạch định chính sách phương Tây vẫn đang loay hoay trong việc đẩy lùi những mối đe dọa mà họ cho là hiện hữu bao gồm tấn công không gian mạng, thông tin giả, gây hấn quân sự và áp lực kinh tế đang làm mờ ranh giới giữa thời chiến và thời bình.

“Vấn đề phức tạp đối với tất cả mọi người khi nhìn vào nhiệm vụ của trung tâm chúng tôi là hiểu được chính xác “các mối đe dọa hỗn hợp” là gì”, Hanna Smith, người đứng đầu bộ phận hoạch định chiến lược và phản ứng, nói với tạp chí Foreign Policy trong một cuộc phỏng vấn tại trung tâm.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hybrid CoE là rà soát các hệ thống mạng điện tử hoặc những tài liệu, văn bản mơ hồ để tìm ra những kẽ hở dễ bị kẻ địch khai thác cho mục đích xấu, đồng thời đề xuất cách tốt nhất để bảo vệ trước các cuộc tấn công như vậy. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Hybrid CoE về bản chất trông giống như một trung tâm nghiên cứu nhiều hơn là lực lượng đặc nhiệm chuyên vạch trần các vụ tuyên truyền giả mạo hay theo dõi các hacker trong không gian mạng. Hay nói cách khác là thiên về lý thuyết mà thiếu đi các hoạt động thực tế hiệu quả.

Phần lớn công việc của trung tâm là tiến hành các khóa đào tạo và cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách hoặc cho các học viên. “Nhiệm vụ của chúng tôi là tập trung vào bản thân hiện tượng”, Jukka Savolainen, Giám đốc một đơn vị phụ trách phân tích các lỗ hổng, nói với Foreign Policy. “Chúng tôi không xác định rõ mục tiêu hoặc nhằm vào một tập thể hay cá nhân nào đó. Trên thực tế chúng tôi xác định mô hình cụ thể”.

Nỗi ám ảnh mơ hồ

Trung tâm là một phần nỗ lực gắn kết giữa NATO và EU để tập hợp các chuyên gia hàng đầu giúp các quốc gia này thích nghi nhanh hơn với các loại hình xung đột đa dạng như hiện tại. Giữa những tin đồn ngày càng tăng về cái gọi là “Điện Kremlin can thiệp vào phương Tây”, sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 của Mỹ - châu Âu và NATO mở trung tâm này bên cạnh nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự ở phần sườn phía Đông và gia tăng chi tiêu quốc phòng. Song có ý kiến cho rằng, đây chỉ là nỗi ám ảnh hoặc cáo buộc rất mơ hồ.

Phát biểu tại lễ ra mắt Hybrid CoE, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini, hoan nghênh sáng kiến này như một phản ứng của châu Âu nhắm đến Nga. Hai vị quan chức cũng nhấn mạnh đây là minh chứng cho “mức độ hợp tác chưa từng thấy” giữa hai bên.

Trong khi mục đích ban đầu của trung tâm Phòng chống Các mối đe dọa Hỗn hợp châu Âu là ứng phó trước Moscow, trung tâm này cũng nhắm đến các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang sử dụng các lỗ hổng để truyền bá tư tưởng độc hại và lôi kéo những kẻ cực đoan. Tuy nhiên, việc mở rộng các nhiệm vụ mới không đúng chức năng đã gây ra sự phẫn nộ trên các trang báo của Phần Lan.

Sự thiếu hiệu quả và mơ hồ trong cách thức hoạt động của Hybrid CoE đang khiến trung tâm này bị công chúng chỉ trích. “Nếu muốn hoạt động hiệu quả, họ cần phải hành động một cách rõ ràng và tôi nghĩ họ không làm được điều đó”, Janne Riihelainen, một nhà bình luận an ninh quốc gia Phần Lan lên tiếng.

Trong khi Jarno Limnell, một Giáo sư về an ninh mạng tại đại học Aalto, Phần Lan đánh giá trung tâm Phòng chống Các mối đe dọa Hỗn hợp châu Âu có thể mang đến giá trị trong việc giúp đỡ EU, NATO và các nước thành viên hoạch định chính sách một cách chặt chẽ mà không sợ bị kẻ địch lợi dụng.

Tuy nhiên ông đánh giá trung tâm này đang được đặt kỳ vọng quá cao trong việc chống lại các mối đe dọa hỗn hợp. Với gánh nặng phải đảm đương trong việc chống lại các đòn tấn công hỗn hợp trên nhiều mặt trận: Ngoại giao, chính trị, truyền thông, không gian mạng và áp lực quân sự, Giáo sư Limnell cho rằng Hybrid CoE chưa đủ khả năng.

bi mat trong trung tam chong chien tranh hon hop cua nato va eu Liên Xô từng có ý định gia nhập NATO như thế nào?

Liên Xô coi việc gia nhập NATO là một trong những giải pháp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, những người kế nhiệm Stalin thậm chí ...

bi mat trong trung tam chong chien tranh hon hop cua nato va eu Nga né bẫy chạy đua vũ trang đến kiệt quệ

Tổng thống Putin đã đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với ...

bi mat trong trung tam chong chien tranh hon hop cua nato va eu NATO cáo buộc Nga can thiệp nhiều cuộc bầu cử ở phương Tây

NATO tuyên bố Nga "nhúng tay" vào nhiều cuộc bầu cử nước ngoài, gồm cả khủng hoảng chính trị ở Tây Ban Nha liên quan ...

/ http://www.nguoiduatin.vn