Triều Tiên vốn được coi là những quốc gia bí ẩn nhất thế giới và cũng độc đáo nhất thế giới với nhiều chuyện lạ "có một không hai".
Máy tính bảng và smartphone tự sản xuất - không vào được Internet
Triều Tiên từng tuyên bố họ có thể tự sản xuất được những sản phẩm công nghệ và nhà sản xuất Ariang được coi là đầu tàu về lĩnh vực này.
Mẫu smartphone tự sản xuất của người Triều Tiên |
Tháng 8/2013, Triều Tiên khiến cả thế giới sửng sốt khi cho ra mắt các sản phẩm smartphone của mình. Theo nhiều trang công nghệ, smartphone của Triều Tiên có vi xử lý tốc độ 1GHz, RAM 1GB và màn hình 7 inch độ phân giải 768 x 1024 pixel, không có camera.
Chính phủ kiểm soát việc sử dụng smartphone |
Tuy nhiên, những sản phẩm công nghệ này bị kiểm soát chặt chẽ từ Chính phủ, không có kết nối wifi, không thể truy cập Internet nhưng vẫn có thể download một số game đơn giản và sách về nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Mua tủ lạnh để đựng sách báo
Tủ lạnh đang được cho là một vật dụng quan trọng để người có chút ít tiền bạc ở Triều Tiên chứng minh đẳng cấp của mình. Các gia đình khá giả hay "giàu ngầm" ở Triều Tiên có cách phô trương là mua tủ lạnh.
Tủ lạnh hóa ra lại có nhiều công dụng hơn là việc giữ đồ ăn |
Tuy nhiên, Triều Tiên là một quốc gia thiếu điện và nhiều khi điện còn không đủ để vận hành một chiếc TV. Chính vì thế, tủ lạnh mua về có thể chỉ để đựng ... sách báo.
Mua xăng thời tem phiếu
Khách hàng nếu có nhu cầu mua xăng ở Triều Tiên cần phải đến quầy để mua tem phiếu đúng với số lượng mà mình mong muốn và vì một số lý do không rõ, xăng ở Triều Tiên được bán theo cân thay vì theo lít.
Mua xăng ở Triều Tiên là một chuyện khá lạ đời |
Giá xăng ở đây cũng được coi là khá "hợp lý": 2,29 USD cho 3,7 lít xăng. Người dân mua xăng chủ yếu với số lượng: 15 kg.
Bên cạnh đó, người Triều Tiên cũng trả tiền xăng bằng đôla hoặc Euro chứ không sử dụng đồng Won.
Tại Triều Tiên, nhà nước kiểm soát việc cung cấp xăng. Quân đội, các bộ và các dự án ưu tiên được mua trước. Tại Triều Tiên, có một vài trạm xăng hoạt động dưới sự bảo trợ của các cơ quan chính phủ khác nhau.
Đổi đời nhờ gặp lãnh tụ
Nhiều cậu bé, cô bé ở Triều Tiên hoàn toàn có thể có được một tương lai rộng mở hơn chỉ qua một cuộc gặp gỡ với vị lãnh tụ của họ.
Có thể liệt kê một số trường hợp điển hình như bà Park Soon Hee, Ủy viên trưởng hội đồng phụ nữ dân chủ Triều Tiên lúc còn nhỏ đã từng có dịp được cố lãnh tụ Kim Nhật Thành trò chuyện.
Sau cuộc gặp gỡ kỳ diệu này, bà Park nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng ở trường, được tất cả các thầy cô quan tâm, thậm chí vị nể và được giao nhiều chức vụ quan trọng trong Đoàn, Đội.
Kim Mi Hyo, con gái của một vị lão thành cách mạng Triều Tiên sau một lần được trực tiếp nói chuyện với cố chủ tịch Kim Jong Il đã được đặc cách nhận vào đại học.
Sử dụng máy tính theo khuôn khổ
Việc sử dụng máy vi tính luôn là rất hạn chế đối với nhân dân Triều Tiên. Chỉ có các quan chức cao cấp, công chức cùng những học sinh, sinh viên được \'động vào\' thiết bị này và bị áp đặt một số quy tắc "bất di bất dịch".
Tấm vải che màn hình máy tính |
Máy tính khi sử dụng xong phải được phủ kín bằng một miếng vải, phòng máy phải được treo ảnh của các vị lãnh tụ nước này trên tường.
Điều này thể hiện rằng mỗi khi một người sử dụng máy vi tính, lãnh tụ Triều Tiên sẽ dõi theo từng bước đi của họ, theo tường thuật của DailyMail.
Một bức hình được "chỉ định" làm màn hình desktop |
Một bức hình được "chỉ định" làm màn hình desktop |
Không những thế, màn hình desktop - hay màn hình chủ máy tính cũng bị kiểm duyệt chặt chẽ. Chính phủ Triều Tiên được cho là chỉ cho phép sử dụng 2 bức ảnh dưới đây làm màn hình chủ máy tính.
Quy định về viết tên lãnh tụ
Tên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un và cố lãnh tụ Kim Jong Il phải được viết to hơn 20% so với các chữ thông thường khác.
Tên lãnh tụ cần phải được viết lớn hơn bình thường |
Khi sử dụng những máy tính và hệ điều hành được kiểm duyệt, thao tác này đã được làm sẵn trong bộ code của thiết bị và tên của hai cha con nhà lãnh đạo quốc gia này sẽ tự động phóng to.
Đeo huy hiệu mọi lúc mọi nơi
Huy hiệu in hình chân dung của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il không bao giờ được thiếu đối với bất kỳ một người dân Triều Tiên nào.
Đeo huy hiệu lãnh tụ là một vinh dự đối với người dân Triều Tiên |
Việc đeo huy hiệu của người dân Triều Tiên được coi là một vinh dự lớn và người ta bắt đầu sử dụng các loại huy hiệu từ năm 12 tuổi.
Người dân Triều Tiên coi việc đeo huy hiệu có in hình những vị lãnh tụ cực kỳ quan trọng và phải kính trọng họ hơn chính cha mẹ mình.
Ngay cả Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri So Ju cũng từng phải nhận những chỉ trích nặng nề do nhiều lần "quên" không đeo huy hiệu. Có thời điểm, bà đã bị cấm xuất hiện trước công chúng vì lỗi này.