Tranh cãi \"nảy lửa\" về tiểu thuyết lịch sử có yếu tố sex của tác giả Bùi Việt Sĩ

Cuốn tiểu thuyết lịch sử “Chim ưng và chàng đan sọt“ có đoạn mô tả cảnh ân ái trần trụi giữa nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư và công chúa Thiên Thụy đã khiến cư dân mạng đang chia làm hai phe, tranh cãi “nảy lửa“.

"Chim ưng và chàng đan sọt" là cuốn tiểu thyết lịch sử của tác giả Bùi Việt Sỹ, vừa đoạt giải C hạng mục Sách hay tại Giải thưởng Sách quốc gia 2018. Trước đó, cuốn sách này cũng đã đoạt giải B (không có giải A) tại cuộc thi viết tiểu thuyết giai đoạn 2011 - 2015 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

tranh cai nay lua ve tieu thuyet lich su co yeu to sex cua tac gia bui viet si

Cuốn tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" xoay quanh nhân vật chính Phạm Ngũ Lão - xuất thân từ nông dân trở thành anh hùng. Bên cạnh đó, sách cũng khắc họa chân dung của các nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư... trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Nhà văn Bùi Việt Sỹ cho biết, ông đã hư cấu chi tiết khác hoàn toàn chính sử (Đại Việt Sử ký toàn thư). Nhân vật Trần Khánh Dư được Bùi Việt Sỹ xây dựng rất "đời" chứ không đĩnh đạc khô khan, uy nghi và lý tưởng như chính sử. Từ xuất thân của Trần Khánh Dư đến sự may mắn, những cuộc tình chớp nhoáng, những mưu mẹo dối gian để vơ lợi lộc về bản thân của nhân vật này được nhà văn mạnh dạn phơi bày. Nhân vật Trần Khánh Dư của Bùi Việt Sỹ vừa có tài đánh giặc cứu nước nhưng cũng đồng thời sống buông thả, vụ lợi, dâm đãng…

Cuốn sách đã trao giải và được xuất bản mấy năm, tuy nhiên mấy ngày vừa qua, một vài bạn đọc đã đọc lại cuốn tiểu thuyết và đăng tải trên trang cá nhân của mình, ngay lập tức cuốn tiểu thuyết trở thành đề tài gây tranh cãi. Theo đó nhân vật lịch sử là Trần Khánh Dư được cho rằng tác giả đã xây dựng khác với lịch sử, đồng thời cuốn tiểu thuyết để lại nhiều lỗi chính tả khiến người đọc có cảm giác cẩu thả. Đặc biệt những đoạn miêu tả cảnh ái ân giữa đôi nhân tình Trần Khánh Dư – công chúa Thiên Thụy mang tính dâm dục, thiếu tế nhị.

Facebooker Tran Thien Tung‪ bình luận: Dữ dội quá! Vấn đề không phải là tục hay không tục mà là không hay! Mà đã dữ dội lại còn "cần câu" sao không viết thẳng…Tóm lại là văn chương không hay, chả hiểu sao lại đạt giải?! Tuy nhiên phải đọc hết cuốn mới biết được, nhưng chỉ qua vài dòng thế này đã biết chất văn nhau rồi!

Facebooker ‪Nguyễn Hoài Nam‪ thì nhận xét mỉa mai: Cuốn này sẽ làm sách gối đầu giường cho các em mới nhớn, ham học hỏi.

Còn bạn đọc Nguyen Thi Bich Hau viết: "Thật tệ hại khi chúng ta đọc cuốn sách tiểu thuyết lịch sử vừa đoạt giải thưởng quốc gia của tác giả Bùi Việt Sỹ. Chỉ vài trang của cuốn sách đó đảm bảo "bẩn" hơn mọi "dâm thư" từng lưu hành công khai cũng như bí mật. Cần phải cảnh báo cha mẹ học sinh về cuốn sách này… ".

Một độc giả có nick name Do Hoa bình luận: "Đọc và thấy sợ hãi cho những dòng chữ gán mác truyện lịch sử nhưng lại miêu tả trần trụi, thô tục như "truyện người lớn". Nó trái ngược với lời giới thiệu \'nhẹ nhàng, sinh động, không sa đà vào chất liệu mà khá thanh thoát, bay bổng, thành một hình tượng nghệ thuật, lưu lại trong lòng người đọc\' ở đầu sách".

Nhà báo C.T.H thì cho rằng: Viết thô thiển. Nói chung là kém. Nếu giỏi thì viết tinh tế sẽ chả sao.

Tuy nhiên vẫn có những người có đồng quan điểm với tác giả và cho rằng viết thế có khi còn nhẹ so với cuộc đời thực của nhân vật lịch sử này.

Bạn đọc L.H bình luận: Quan điểm của tôi là ủng hộ lối viết của cụ Sỹ. Tôi đã từng gặp cụ này. Văn chương thì có quyền hư cấu, nhất là chuyện tình dục. Vả lại Trần Khánh Dư hay Trần Hưng Đạo cũng đều là người trần mắt thịt cả. Các cụ cũng máu phụ nữ và khoản ấy (theo logic) thì đương nhiên là khỏe. Nếu khỏe thì cụ Sỹ tả như trên có khi còn chưa tới.

Bạn đọc T.X. thì nhận xét, tác giả viết theo lối tiểu thuyết có quyền hư cấu. Nhân vật trong lịch sử, Trần Khánh Dư là một vị tướng nổi tiếng chuyện đào hoa và ăn chơi. Vậy thì tác giả viết thế là bình thường, chỉ có điều khi viết chữ "cần câu" thì hơi quá.

Trước những tranh luận nảy lửa của bạn đọc, nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam cho rằng cảnh ái ân trong tiểu thuyết chỉ là chi tiết phụ giúp người đọc thấy được lý do sau này Trần Khánh Dư chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của vua Trần. "Tiểu thuyết là nơi nhà văn phát huy trí tưởng tượng, để độc giả hình dung sinh động về giai đoạn lịch sử" – Nhà thơ Hữu Thỉnh nói.

Với nhà văn Nguyễn Phan Hách - thành viên Hội đồng chuyên môn giải sách quốc gia 2018 - chia sẻ: "Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" phản ánh giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, chân dung các vị tướng lĩnh lừng danh. Trong quá trình chấm giải, chúng tôi đã làm việc nghiêm túc và xem xét kỹ càng trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Hội đồng căn cứ vào thành tích mà tác phẩm từng giành được. Đánh giá tổng thể và cân nhắc kỹ lưỡng cuốn sách, dù có một số chi tiết nhạy cảm, chúng tôi vẫn quyết định trao giải".

tranh cai nay lua ve tieu thuyet lich su co yeu to sex cua tac gia bui viet si Tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết lịch sử có yếu tố sex

Cuốn tiểu thuyết lịch sử đoạt giải Sách quốc gia "Chim ưng và chàng đan sọt" có đoạn tả cảnh ân ái giữa nhân vật ...

tranh cai nay lua ve tieu thuyet lich su co yeu to sex cua tac gia bui viet si Hài Tết nhảm, sex tràn lan: Loạn chuẩn văn hóa?

Dịp Tết, nhiều sản phẩm hài đua nhau trình làng, nhưng trong đó có không ít sản phẩm bị đánh giá là “nhảm”, lạm dụng ...

/ http://danviet.vn