Trách nhiệm của người trao nhầm con xảy ra tại BVĐK huyện Ba Vì

Các bác sĩ, y tá liên quan đến việc trao nhầm con sẽ phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình gây ra. Tùy theo tính chất mức độ sai phạm, BVĐK huyện Ba Vì tiến hành xử lý kỷ luật với những người có lỗi trong sự việc trên.

Mới đây dư luận đang xôn xao về việc trao nhầm trẻ sơ sinh cách đây 6 năm xảy ra tại BV Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) dẫn đến nhiều hệ lụy.

trach nhiem cua nguoi trao nham con xay ra tai bvdk huyen ba vi

Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì

Thông tin gần đây là anh Phùng Giang Sơn đã khởi kiện Bệnh viện Đa khoa Ba Vì do đã trao nhầm con cho gia đình anh từ năm 2012. Liên quan đến trường hợp này, luật sư Nguyễn Trung Tiệp - Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng anh Sơn có thể khởi kiện ra tòa.

Cụ thể, căn cứ vào các quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, gia đình anh Sơn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Ba Vì và quan hệ pháp luật trong vụ án này là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” do hành vi của bác sĩ, y tá, hộ lý ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì gây ra trong 06 năm trước vì họ đã trao nhầm con cho vợ chồng anh với gia đình chị Vũ Thu H (ở xã Phú Sơn, huyện Ba Vì).

trach nhiem cua nguoi trao nham con xay ra tai bvdk huyen ba vi

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp - Công ty Luật TNHH Dragon

Điều này đã gây tổn hại về danh dự, uy tín cho cả 02 gia đình. Người bị kiện trong vụ án dân sự này sẽ là Bệnh viện Đa khoa Ba Vì. Bởi lẽ, theo quy định tại các Điều 584, Điều 592, Điều 597, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trong trường hợp này Bệnh viện Đa khoa Ba Vì là một đơn vị hành chính công sự nghiệp có tư cách như một pháp nhân.

Đồng thời các bác sĩ, y tá, hộ lý là những người làm công ăn lương trong bệnh viện. Do đó, trách nhiệm đầu tiên trong sự việc xảy ra trao nhầm con trên thuộc về bệnh viện.

Tiếp đến, Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra quy định: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

“Như vậy, theo quy định trên, Bệnh viện đa khoa Ba Vì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đội ngũ viên chức của mình gây ra. Sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc trao nhầm con cho hai gia đình anh Sơn, chị Vũ Thu H phải hoàn trả khoản tiền theo quy định của pháp luật”, luật sư Tiệp nêu quan điểm.

Nếu được TAND có thẩm quyền thụ lý giải quyết, anh Sơn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần.

Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 592 xác định thiệt hại của người khởi kiện là về danh dự và chiếu theo quy định tại điểm c tiểu mục 3.3 Mục 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP TANDTC buộc bên bị kiện là Bệnh viện đa khoa Ba Vì phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường dân sự cho vợ chồng anh Phùng Giang Sơn là không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Nếu gia đình anh Sơn chứng minh được những thiệt hại khác nữa do sự việc này, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết mức bồi thường.

Liên quan tới câu hỏi, vậy những người liên quan đến việc trao nhầm con cho hai gia đình sẽ bị xử lý ra sao và mức bồi thường như thế nào? Luật sư Tiệp trích dẫn Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định nêu trên thì các bác sĩ, y tá, hộ lý là những người làm việc trong bệnh viện thuộc đơn vị sự nghiệp công nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức.

Với những sai phạm gây ra dẫn đến việc trao nhầm con cho hai gia đình gây hậu quả tổn thất về mặt tinh thần cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định tại khoản 6 Điều 17.

“Các hình thức kỷ luật đối với viên chức, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. (Điều 52 Luật Viên chức), luật sư Tiệp cho biết.

trach nhiem cua nguoi trao nham con xay ra tai bvdk huyen ba vi Vụ trao nhầm con: Giây phút đoàn tụ vẫn…xa vời

Liên quan đến sự việc Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm trẻ sơ sinh cách đây 6 năm về trước, ...

trach nhiem cua nguoi trao nham con xay ra tai bvdk huyen ba vi Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Gia đình có thể khởi kiện

Theo luật sư Lê Hồng Hiển, hai gia đình bị trao nhầm con hoàn toàn có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường những tổn ...

trach nhiem cua nguoi trao nham con xay ra tai bvdk huyen ba vi 4 ca trao nhầm con hi hữu trên thế giới

Một số trường hợp hai đứa trẻ bị hoán đổi khi mới sinh ra do nhầm lẫn hoặc cố ý đã xảy ra trên thế ...

/ http://www.nguoiduatin.vn