Nhiều khả năng Nga sẽ vá lỗ hổng phòng thủ cho Syria sau khi tổ hợp Pantsir-S1 liên tiếp bị Israel bắn phá.
Khả năng này xuất hiện sau khi Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) đã gây sốc khi tuyên bố đã phá hủy hệ thống Pantsir-S1 của Syria trong cuộc không kích rạng sáng 21/1.
Dù Syria chưa một lần thừa nhận về thiệt hại nhưng với hình ảnh được IDF công bố cho thấy, Damascus khó có thể phủ nhận thiệt hại.
Hệ thống Tor-M2U khai hỏa.
Thực tế cho thấy, Syria đã mất ít nhất 2 tổ hợp Pantsir-S1 chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm do dính đòn không kích của Không quân Israel.
Một số lý do đã được đưa ra để biện minh cho thiệt hại nhưng việc từ vũ khí chuyên đi săn bị biến thành mục tiêu bị bắn phá cho thấy, hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 không thực sự hiệu quả như quảng bá.
Chính vì vậy, Pantsir-S1 đang để lại lỗ hổng không thể khỏa lấp trong lực lượng phòng thủ Syria khi phải đối phó với những cuộc không kích của Không quân Israel. Để bịt lỗ hổng do Pantsir-S1 tạo nên, rất có thể trong thời gian tới, Nga sẽ sẽ chuyển giao những hệ thống Tor-M2U cho Syria.
Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra bởi radar của hệ thống Pantsir-S1 của Nga và Syria đều bị đánh giá không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như UAV của phiến quân, radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay không người lái, gây rối loạn cho kíp điều khiển.
Chính vì vậy, hồi tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phải ra quyết định điều động thêm hệ thống phòng không Tor-M2U tới căn cứ Hmeymim.
Ngay sau khi triển khai, Tor-M2U đã cho thấy năng lực thực tế của Pantsir-S1 là tệ hại như thế nào.
Cụ thể, ngày 1/7/2018, hệ thống Tor-M2U bắn rơi 4 máy bay không người lái (UAV) của phiến quân đang bay ở độ cao 3km, chỉ với 5 đạn tên lửa; trong khi đó, Pantsir-S1 chỉ bắn rơi được 3 chiếc UAV, nhưng đã phải sử dụng tới 13 tên lửa.
Trong 1 tuần tiếp theo đó, Tor-M2U bắn rơi thêm 7 máy bay không người lái mà chỉ cần tới 9 quả tên lửa, còn kết quả của Pantsir-S1 bằng Không.
Trong nửa cuối tháng 7, Tor-M2U tiếp tục bắn rơi 7 máy bay, sử dụng 9 tên lửa; còn trong tháng 8 là 8 máy bay với 9 tên lửa.
Tính từ khi bắt đầu triển khai ở Syria từ tháng 4 tới tháng 10/2018, Tor-M2U của Izhevsk đã bắn rơi tổng cộng 80 mục tiêu bay, mà chỉ sử dụng khoảng 100 quả tên lửa, đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tới 80%. Trong cùng thời gian, Pantsir-S1 của Tula chỉ đạt hiệu suất 19%.
Khi so sánh hai hệ thống phòng không, rõ ràng là hiệu suất tác chiến của Pantsir-S1 kém xa Tor-M2U.
Tor-M2U vừa có xác suất diệt mục tiêu cao gấp bội, vừa không bị nhầm lẫn chim biển với UAV; trong khi đó, Pantsir-S1 bắn trượt nhiều, xuất phát từ khả năng phát hiện và phân biệt mục tiêu rất kém.
Từ những số liệu thực chiến của Pantsir-S1 và Tor-M2U cho thấy, tình huống Nga chuyển giao cho Syria những hệ thống Tor-M2U để vá lỗ hổng phòng thủ là hoàn toàn có thể diễn ra.
Triều Tiên bị cáo buộc che giấu 20 căn cứ tên lửa đạn đạo CSIS cho rằng Triều Tiên sở hữu nhiều cơ sở tên lửa chưa công khai, trong đó có một sở chỉ huy lực lượng hạt ... |
Iskander-M yếu đuối khi được đưa đến gần Ukraine? Theo Fox News, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã bị phát hiện âm thầm điều tên lửa Iskander-M đến gần biên giới với ... |