Tổng thống Mỹ yêu cầu nghiên cứu hệ thống đánh chặn tên lửa Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/8 đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu nhiều lựa chọn hơn nữa nhằm đánh bại tên lửa được bắn từ Triều Tiên đến Mỹ.

tong thong my yeu cau nghien cuu he thong danh chan ten lua trieu tien

Hệ thống lá chắn Tên lửa tiêu chuẩn 3 Block IIA (SM-3 IIA). (Nguồn: ainonline.com)

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/8 đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu nhiều lựa chọn hơn nữa nhằm đánh bại tên lửa được bắn từ Triều Tiên đến Mỹ. Yêu cầu trên được nêu rõ trong Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA), vừa được Tổng thống Trump ký ban hành, trong đó dành cho Lầu Năm Góc 716 tỷ USD, với gần 10 tỷ dành riêng cho Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) để trang trải các chi phí cho việc mở rộng các hệ thống tên lửa, nhấn mạnh đến khả năng ngăn chặn bất cứ vụ tấn công nào từ Iran hay Triều Tiên. Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về không gian và tên lửa, diễn ra tại Huntsville, bang Alabama, người phụ trách kỹ thuật của MDA Keith Englander cho biết quân đội Mỹ đã nghiên cứu khả năng lắp đặt thêm một tầng phòng thủ vào hệ thống đánh chặn tên lửa hiện hành của Mỹ. Giám đốc MDA, Trung Tướng Samuel Greaves gợi ý kết hợp Hệ thống Tác chiến Aegis vào hệ thống phòng thủ ICBM của Mỹ hiện nay. Hệ thống Aegis, vốn chủ yếu đặt trên chiến hạm, có thể phù hợp với hệ thống lá chắn Tên lửa tiêu chuẩn 3 Block IIA (SM-3 IIA) đang được công ty Raytheon của Mỹ và tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản phối hợp chế tạo. Hệ thống Aegis hiện được triển khai trên 36 tàu chiến của Hải quân Mỹ, cũng như tại bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương ở Hawaii. Nếu được giao nhiệm vụ mới, các tàu chiến có thể tuần tra Thái Bình Dương và tăng cường mạng lưới phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất, đặt tại Alaska và California, nhằm bảo vệ Mỹ khỏi các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Đây là một trong những dự án mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu nhằm đánh chặn tên lửa bắn tới nước Mỹ. Dự án này bao gồm cả việc đánh chặn tên lửa bị rơi sau khi phóng, chặn tên lửa đang bay trong không gian sau khi vượt qua tầng khí quyển Trái Đất, và bắn hạ cả tên lửa đã trở lại khí quyển chuẩn bị tấn công mục tiêu. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ cần được thử nghiệm trước khi chắc chắn rằng có thể đánh chặn một ICBM được bắn đi từ Bình Nhưỡng. Lo ngại về các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã tăng lên kể từ khi mối đe dọa tên lửa Triều Tiên xuất hiện. Năm 2017, Triều Tiên đã tiến hành hàng chục vụ thử nghiệm tên lửa, trong đó có vụ phóng thử tên lửa được cho là ICBM có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ, và một vụ thử bom nhiệt hạch (hay còn gọi là bom H) có sức công phá mạnh hơn nhiều bom hạt nhân (bom A). Tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 vừa qua, lãnh đạo hai bên đã nhất trí hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" Bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên từ đó tới nay chưa có tiến bộ nào đạt được trong việc thực thi thỏa thuận. Trong dự thảo luật chi tiêu quốc phòng trước đó, Quốc hội Mỹ giao cho MDA tiến hành một cuộc thử nghiệm đánh chặn bằng cách dùng tên lửa SM-3 IIA chống lại một ICBM từ nay tới năm 2020. Tháng 5/2017, MDA đã tiến hành vụ thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất chống lại một ICBM giả định và đã đánh chặn thành công./.

tong thong my yeu cau nghien cuu he thong danh chan ten lua trieu tien Hải quân Philippines phóng quả tên lửa đầu tiên trong lịch sử

Chiến hạm Philippines đã phóng một tên lửa Spike-ER, quả tên lửa đầu tiên trong lịch sử hải quân nước này, tại một khu vực ...

tong thong my yeu cau nghien cuu he thong danh chan ten lua trieu tien Nếu Nga cấm xuất khẩu mặt hàng này, ngành hàng không vũ trụ Mỹ sẽ điêu đứng

Ngành hàng không vũ trụ của Mỹ sẽ điêu đứng nếu Matxcơva triển khai một trong những biện pháp đáp trả loạt lệnh trừng phạt ...

tong thong my yeu cau nghien cuu he thong danh chan ten lua trieu tien Estonia ngừng cuộc diễn tập của NATO sau sự cố bắn nhầm tên lửa

Cuộc diễn tập của NATO tại Estonia phải dừng lại để chờ kết quả điều tra việc tiêm kích Tây Ban Nha khai hỏa tên ...

/ https://www.vietnamplus.vn