Việc cắt nhãn mác rồi thay thế của Khaisilk, Con Cưng là hành vi phát sinh sau quá trình thông quan, xảy ra trong nội địa...
Đại diện Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết như vậy tại buổi làm việc của Bộ Tài chính về quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa tại một cửa hàng Con Cưng, TP.HCM. Ảnh: thươnggiaonline
"Một số vụ việc như báo chí nêu (Khaisilk, Con Cưng,…) đều đã hoàn thành thủ tục hải quan. Việc cắt nhãn mác rồi thay thế là hành vi phát sinh sau quá trình thông quan, xảy ra trong nội địa. Với tất cả vụ việc như vậy, ngành hải quan sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý đúng quy định", đại diện Tổng cục Hải quan nhìn nhận.
Trước đó, thông tin cửa hàng Khaisilk bán lụa Trung Quốc dưới mác lụa Việt Nam đã lan rộng trong dư luận. Sự việc gây rúng động khi Khaisilk là một thương hiệu có tiếng nhiều năm ở trong nước và quốc tế, với người đứng đầu là doanh nhân Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk.
Cụ thể, đại diện một công ty cho biết đã mua khăn lụa của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai, Hà Nội để làm quà tặng cho đối tác, hôm 17/10 vừa qua. Số khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk (kích thước 50 x 50 cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.
Sau khi nhận hàng, công ty này phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn hai nhãn mác khác nhau, một nhãn với nội dung "Khaisilk - Made in Vietnam", còn một nhãn nữa với nội dung "Made in China".
Trước áp lực dư luận, đến ngày 26/10, doanh nhân Hoàng Khải đã lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50, và cho biết ông "cúi đầu xin lỗi" khách hàng.
Đến ngày 12/12/2017, Bộ Công Thương đã ra thông báo cho biết: Lãnh đạo Bộ này đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ Khải Silk sang cơ quan điều tra do Khải Silk có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật qua kiểm tra.
Sau việc Khaisilk bán lụa tơ tằm xuất xứ Trung Quốc, mới đây, thương hiệu Con Cưng lại tiếp tục bị tố "treo đầu dê bán thịt chó" lừa người tiêu dùng bằng việc cắt và thay mác nhãn hiệu. Trao đổi với báo chí ngày 24/7, anh Trương Đình Công Vĩnh, người mua bộ quần áo bé gái nghi bị lỗi của Con Cưng, cho biết sẽ khởi kiện Con Cưng ra toà.
Cụ thể, ngày 20/7, anh Trương Đình Vĩnh (39 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) đã gửi phản ánh đến các cơ quan báo chí về việc sản phẩm quần áo trẻ em của Công ty Cổ phần Con Cưng bị cắt tem nhãn, gắn mác ngoại.
Nghi vấn cửa hàng trẻ em Con Cưng làm giả mác ngoại
Anh Vĩnh cho biết: "Chiều 22/5, tôi đến cửa hàng Con Cưng tại số 788 Âu Cơ, phường 14 (quận Tân Bình) để mua hàng cho con với tổng giá trị hoá đơn gần 1,5 triệu đồng; trong đó có bộ quần áo thun bé gái dài trị giá 329 nghìn đồng.
Tuy nhiên, khi mang sản phẩm về nhà, tôi phát hiện bộ quần áo thun dành cho bé gái mà tôi vừa mua có dấu hiệu bị cắt tem nhãn và thay thế bằng tem mác CF (Con Cưng Fashion) được ghi xuất xứ là Made in Thailand. Sợ sản phẩm mình mua đã bị cắt tem nhãn rồi thay thế, tôi đã mang sản phẩm đến cửa hàng Con Cưng và yêu cầu làm rõ sự việc".
Anh Vĩnh ho hay, anh không quan tâm đến vấn đề bồi thường, điều mà anh quan tâm là chất lượng về sản phẩm của Con Cưng.
"Con Cưng cần phải làm rõ nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm mà Con Cưng đã nhập về và bán cho người tiêu dùng Việt.
Quy trình kiểm tra sản phẩm của doanh nghiệp này thực sự có được thực hiện chặt chẽ hay không? Sản phẩm đã thật sự hoàn thiện hay chưa khi đưa ra thị trường... phải kiểm tra chặt chẽ những khâu đó, vì đâu phải để xảy ra lỗi mới nói là do quy trình kiểm tra chưa chặt chẽ" - anh Vĩnh nói.
Sau sự việc xảy ra, Bộ Công thương đã có quyết định lập đoàn kiểm tra toàn bộ hệ thống bán hàng của Con Cưng vì nghi ngờ Cty này gian lận thương mại.
Con Cưng giải thích gì về hàng hóa bị nghi không rõ xuất xứ? Con Cưng nói do có một bộ hồ sơ gốc cho mỗi đơn hàng nên không thể trình khi bị kiểm tra đồng loạt còn ... |
Con Cưng bác thông tin tráo tem nhãn hàng hóa Con Cưng cho rằng, doanh nghiệp này có chứng nhận đảm bảo nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và đã cung cấp đầy đủ chứng ... |
7 câu hỏi trong cuộc khủng hoảng của Con Cưng Vụ Con Cưng bị nghi ngờ đổi nhãn mác nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng lại dấy lên lo lắng về việc kiểm ... |