Trong nỗ lực để cải thiện tinh thần cho các chiến binh Nga bị kiệt quệ vì chiến tranh, Chính phủ lâm thời vào năm 1917 đã có quyết định gây sốc khi thành lập một tiểu đoàn gồm toàn phụ nữ.
Maria Bochkareva.
Trong nỗ lực để cải thiện tinh thần cho các chiến binh Nga bị kiệt quệ vì chiến tranh, Chính phủ lâm thời vào năm 1917 đã có quyết định gây sốc khi thành lập một tiểu đoàn gồm toàn phụ nữ.
Nổi tiếng với cái tên “Tiểu đoàn Tử thần”, đội quân bóng hồng này từng bị những binh sĩ nam thời đó nhìn bằng ánh mắt khinh miệt, nhưng trên thực tế, họ đã chiến đấu dũng cảm hơn hầu hết cánh đàn ông và trở thành tấm gương sáng về tinh thần kiên cường của người phụ nữ Nga, theo RBTH.
Maria Bochkareva sinh ra trong một gia đình nghèo và lập gia đình khi mới 15 tuổi. Người chồng đầu tiên của bà là một kẻ say rượu, và người thứ hai - Yakov \'Yashka\' Buk - hóa ra lại là một tên cướp đam mê cờ bạc. Năm 1914, Bochkareva quyết định từ bỏ cuộc sống chán chường và gia nhập quân đội.
"Trái tim tôi bị thu hút bởi những trận chiến nóng bỏng, để được rửa tội dưới ngọn lửa và trui rèn trong dung nham. Tôi bị choáng ngợp trước cảm giác hy sinh và đất nước đang gọi tên mình", Bochkareva viết về cảm xúc trong cuốn hồi kí.
Ở thời điểm đó, Bochkareva chỉ có thể trở thành y tá, vì vậy bà viết đơn trực tiếp tới Nga hoàng Nikolai II để bày tỏ nguyện vọng muốn được chiến đấu bên cạnh những người đàn ông. Bất ngờ sau đó, mong muốn của bà đã được chấp thuận.
Khi Bochkareva bắt đầu bước vào quân ngũ, bà bị chế giễu rất nhiều từ chính đồng đội của mình. Tuy nhiên, không lâu sau đó, bà đã trở thành một huyền thoại của trung đoàn, nổi tiếng bởi sự dũng cảm và từng cứu sống hơn 50 người.
Giống như hầu hết những người lính vào thời đó, bà đã chọn một biệt danh cho riêng mình là “Yashka”. Với những thành tích đáng nể, Bochkareva được thăng cấp bậc hạ sĩ quan và được Mikhail Rodzianko, người đứng đầu Duma Quốc gia để ý tới.
“Chúng ta sẽ ra trận và hy sinh”
Tiểu đoàn nữ đầu tiên của Nga vào năm 1917.
Năm 1917, phong trào Cách mạng Tháng Hai thắng lợi, Nga hoàng Nikolai II phải thoái vị. Bochkareva dưới sự ủng hộ của Rodzianko, đã đưa ra ý tưởng tạo ra “tiểu đoàn tử thần” như một cách xốc lại tinh thần cho binh sĩ nam. Nhiều ý kiến khi đó không đồng tình về một tiểu đoàn toàn phụ nữ do lo ngại tính kỷ luật không cao.
"Tôi sẽ chịu trách nhiệm với các phụ nữ độc thân. Sẽ có kỷ luật khắc nghiệt và tôi sẽ không cho phép họ lang thang trên đường phố. Chỉ có kỷ luật mới có thể cứu được quân đội. Trong tiểu đoàn này, tôi sẽ có toàn quyền và tôi sẽ chú trọng đến sự tuân thủ", Bochkareva cương quyết.
Alexander Kerensky, người đứng đầu Chính phủ lâm thời lên tiếng ủng hộ Bochkareva. Sau khi ra thông báo, hơn 2000 phụ nữ đã đăng ký tham gia tuyển chọn với đủ thành phần: Y tá, người giúp việc, nông dân, phụ nữ quý tộc, sinh viên tốt nghiệp và còn đang đi học.
Tất cả đều phải trải qua đợt kiểm tra tiêu chuẩn sức khỏe và đầu của họ bị cạo sạch. Sau đó, các cô gái đến trại huấn luyện, nơi họ học diễu binh, bắn súng và nghiên cứu chiến thuật chiến đấu, cũng như tham gia các lớp học cho người mù chữ.
Bochkareva đã không nói suông về vấn đề kỷ luật. Trong hai ngày đầu, gần 80 phụ nữ đã bị trục xuất khỏi tiểu đoàn vì cười khúc khích, tán tỉnh giáo viên và không tuân lệnh.
Với bộ quân phục và khuôn mặt lạnh lùng, Bochkareva thể hiện như một chỉ huy quân đội nghiêm khắc. Bà không ngần ngại “in dấu tay” lên khuôn mặt các cô gái của mình khi họ có hành vi lộn xộn.
Trong số 2.000 quân huấn luyện đầu tiên, chỉ có 300 người còn lại, tất cả đều dưới 35 tuổi. Chương trình huấn luyện kết thúc, và khi trả lời các câu hỏi của phóng viên, Bochkareva trả lời: "Sẽ không có đợt huấn luyện mới. Chúng ta sẽ ra trận và hy sinh”.
Tháng 6/1917, Tiểu đoàn Tử thần của Nga đã rời St Petersburg lên đường ra tiền tuyến. Trên tay áo của họ mang biểu tượng Totenkopf ("Dead Head"), biểu thị cho tinh thần không sợ hãi trước cái chết.
Chiến tranh không phải trò đùa
Maria Bochkareva và các binh sĩ nữ của mình.
Nhà sử học Svetlana Solntseva cho hay, tiểu đoàn phụ nữ đã bị chào đón bằng sự khinh miệt. Anton Denikin, chỉ huy quân đội của Chính phủ lâm thời cho rằng "có nhiều công việc phù hợp với phụ nữ hơn". Nhưng không ai có thể làm đổi ý muốn của những phụ nữ đang hừng hực khí thế chiến đấu để bảo vệ đất nước. Đến tháng 10/1917, có sáu tiểu đoàn nữ ở Nga, nhưng chỉ có tiểu đoàn của Bochkareva mới có cơ hội bước vào cuộc chiến thực sự.
Ngày 8/7 /1917, Tiểu đoàn Nữ Số 1 có trận chiến gần Smorgon, cách Moscow 500 dặm. Trong khi những binh lính nam đang nguy khốn, đội quân do Bochkareva lãnh đạo đã trở thành liều thuốc động viên tinh thần hiệu quả. Trong suốt ba ngày, người Nga đã đẩy lùi 14 cuộc tấn công của quân Đức, nhưng cuối cùng họ buộc phải rút lui vì quân tiếp viện không đến.
Khi cuộc chiến kết thúc, trong số 170 phụ nữ tham gia trận chiến, có 30 người đã chết và hơn 70 người bị thương. Những thương vong này đã trở thành lý do để Nga không muốn thành lập thêm các tiểu đoàn nữ mới, và những người còn lại đã bị giải tán bởi mệnh lệnh của Lavr Kornilov, Tổng tư lệnh quân đội Nga. Phụ nữ nào muốn chiến đấu có thể nộp đơn để được nhận vào các lực lượng khác.
Tuy nhiên, Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 1 vẫn còn tồn tại sau đó. Đây là những phụ nữ ban đầu bị trục xuất bởi Bochkareva và được thành lập dưới quyền của chỉ hủy Loskov. Vào ngày 25/10/1917, họ bảo vệ Cung điện Mùa đông chống lại lực lượng Bolshevik, nhưng đã bị đánh bại.
Khi những người Bolshevik lên nắm quyền, đại đội này bị giải tán. Chỉ còn Bochkareva vẫn là một người lính. Từ chối hợp tác với Đảng Bolshevik, bà bị cáo buộc là hoạt động phản cách mạng và qua đời vào tháng 5/1920.
Nga bắt đầu sản xuất tên lửa phòng không tầm xa S-500
Dây chuyền sản xuất tổ hợp S-500 đầu tiên bắt đầu được khởi động để đưa lá chắn này vào biên chế cho quân đội ... |
Nga điều thêm tiêm kích tàng hình Su-57 đến Syria
Quân đội Nga đã triển khai thêm hai máy bay Su-57 đến Syria, nâng số tiêm kích tàng hình hiện diện ở nước này lên ... |