Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời, hướng dẫn giơ tay lúc nào, phát biểu ra sao để giờ học thêm sôi nổi…
Diễn hay không diễn?
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip về một tiết dạy chuyên đề tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Trong clip, cô giáo đứng trên bục giảng say sưa nói, phía dưới giáo viên dự giờ chăm chú, luôn tay ghi chép. Tiết học diễn ra sôi nổi, cô đặt câu hỏi nào, trò đều hăng hái giơ tay và trả lời đúng.
Thế nhưng, clip này đang nhận những ý kiến trái chiều. Rất nhiều người nhớ lại tiết dự giờ mình từng trải qua trong thời học sinh, với nhiều cảm xúc.
“Trước ngày diễn ra tiết dự giờ, thao giảng, cô trò đều bận. Cô phân công từng người, chuẩn bị câu trả lời cho từng em. Ngày ấy ngây thơ không biết gì, bây giờ xem lại mới thấy ngày xưa mình diễn giỏi thật”- Nguyễn Lan Anh (sinh viên Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ.
Khi được hỏi có hay không việc diễn, dàn dựng trong tiết dự giờ, nhiều giáo viên thành thật: “Giáo viên không chỉ cần dạy giỏi, mà cần biết diễn nữa. Vì cảm giác lo lắng khi có người đến dự giờ làm cho nhiều giáo viên phải đối phó bằng cách dặn học sinh chuẩn bị thật kỹ, chỉ chờ đến giờ G là cùng nhau diễn”.
Vì sao lại phải diễn, cô Huyền Trang (giáo viên Trường mầm non Tân Khánh, tỉnh Thái Nguyên) thẳng thắn: “Ở cấp mầm non, học sinh đang học có thể khóc toáng lên, nên mỗi khi có tiết dự giờ thực sự rất căng thẳng.
Nếu không chuẩn bị trước, khi giáo viên hỏi học sinh có thể không nói hoặc nói sai. Giáo viên sẽ mất thời gian sửa, thành ra bị quá giờ, cháy giáo án và bị đánh giá là không đạt, trừ điểm thi đua”.
Một giáo viên dạy tiểu học ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng cho biết, đôi khi thấy có lỗi với học sinh, thấy mình giả dối, vì sắp đặt trong các tiết dự giờ, nhưng không thể làm khác được.
“Hiện nay tiết dự giờ, thao giảng là hoạt động bắt buộc trong sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chỉ cần vài tiết dự giờ mà bị đánh giá là không đạt sẽ bị nhắc nhở, trừ điểm thi đua. Nhiều lúc thấy áp lực, thấy có lỗi vì những giờ học không cảm xúc, hình thức, nhưng không làm khác được” - giáo viên này chia sẻ.
Dự giờ làm tăng áp lực
Theo cô Huyền Trang, hiện nay trong các trường học, giáo viên có thể bị dự giờ đột xuất hoặc không báo trước. Có giáo viên bị ban giám hiệu dự giờ đột xuất liên tục, có người thì cả kỳ chỉ đôi lần.
Với các cấp học trên, việc dự giờ có thể giúp nâng cao chuyên môn, còn với cấp mầm non, cô Trang cho rằng đôi khi là một áp lực. Vì ngoài việc dạy, giáo viên mầm non phải đảm đương cả việc chăm sóc trẻ.
Khi được hỏi có nên duy trì tiết dự giờ hay không và bao nhiêu là đủ, cô Huyền Trang cho biết vẫn nên duy trì.
Nhưng để tiết dự giờ không trở thành nỗi ám ảnh, buộc học sinh và giáo viên phải diễn, cô cho rằng không nên lấy tiết dự giờ để bình xét, đánh giá thi đua. Nên coi đây đơn thuần là tiết sinh hoạt chuyên môn, để trao đổi, giúp đỡ giáo viên nâng cao năng lực của mình.
Trường học Úc dạy chữ, âm, đọc cho trẻ thế nào?
Bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Viện Ngôn ngữ học) chia sẻ một góc nhìn về vấn đề dạy tiếng mẹ đẻ trong năm ... |
Trường học ở Trung Quốc bị chỉ trích nặng nề vì bắt học sinh đứng ăn
Chỉ vì muốn học sinh ăn nhanh hơn và dành nhiều thời gian học hơn mà trường trung học này đã quyết định cho các ... |
Nữ quái đi ôtô đột nhập hàng loạt trường học ở miền Tây
Hàng ngày Tiên cùng đồng phạm chạy ôtô đi các tỉnh tìm khách sạn hạng sang để nghỉ, sau đó đột nhập vào các trường ... |
Hiệu trưởng được tuyển dụng: Làm sao kiểm soát quyền lực "ông vua" của trường?
Với việc giao quyền trực tiếp tuyển dụng giáo viên cho hiệu trưởng, cần cơ chế kiểm tra, giám sát chặt để hạn chế việc ... |