Thu tiền tỷ từ bán lá, thân và củ đinh lăng, lại lo dân đổ xô trồng

Vài năm trở lại đây, huyện Xuyên Mộc Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện mô hình trồng xen đinh lăng thương phẩm với một số loại cây ăn quả khác. Nhờ cây sinh trưởng tốt, thị trường ưa chuộng và giá bán khá cao, nhiều nông dân đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ loại cây dược liệu này.

Thu tiền tỷ từ bán lá, thân và củ

Người tiên phong đầu tiên trồng đinh lăng tại huyện Xuyên Mộc là anh Phạm Văn Phong, ấp Phú Tâm, xã Hòa Hiệp. Anh Phong cho biết, trước đây, người dân chỉ trồng cây đinh lăng với số lượng ít, chủ yếu để làm kiểng hoặc rau ăn. Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu về loại cây này của các công ty dược liệu tăng mạnh, năm 2013, anh quyết định lấy giống đinh lăng nếp của Nam Định về trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha.

thu tien ty tu ban la than va cu dinh lang lai lo dan do xo trong

Vườn đinh lăng cho thu nhập tiền tỷ của anh Phạm Văn Phong. Ảnh: H.Đ

Hiện nay, các công ty dược liệu có nhu cầu đinh lăng khá lớn. Nhiều doanh nghiệp thu mua đinh lăng ép lấy tinh dầu rồi xuất sang các thị trường như Ấn Độ, Singapore... Đặc biệt, nhờ hợp khí hậu, chất lượng đinh lăng ở Bà Rịa-Vũng Tàu rất tốt, hàm lượng tinh dầu cao nên được ưa chuộng.

Theo anh Phong, đinh lăng rất phù hợp với loại đất xám và điều kiện thời tiết có nhiều giờ nắng trong năm, nhiệt độ trung bình 27 độ C của Xuyên Mộc nên sinh trưởng và phát triển tốt, thậm chí còn tốt hơn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của loại cây này. Cách trồng đinh lăng cũng khá đơn giản do loại cây này ít bị bệnh hại, chủ yếu là không để cây bị ngập úng, gây thối củ rồi chết.

“Tốt nhất là nên trồng theo luống, mỗi cây cách nhau 60cm. Bên cạnh đó, do chịu bóng mát nên trồng xen đinh lăng với một số loại cây khác như tiêu, đu đủ, chuối sẽ tốt cho cây, nông dân lại có thêm thu nhập” - anh Phong nói về kỹ thuật trồng.

Cây đinh lăng trồng được khoảng 6 tháng thì có thể thu hoạch. Tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng và được các công ty dược liệu thu mua. Lá có giá khoảng 3.000 đồng/kg, thân từ 28.000-30.000 đồng/kg. Một số hộ trồng không muốn bán sớm có thể đợi đến khi cây có củ, từ 2-3 năm tuổi. Khi này trọng lượng cây lớn, bán được giá cao hơn. Bên cạnh đó, củ đinh lăng có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Sau 3 năm trồng đinh lăng, anh Phong thu trung bình 1,2 tỷ đồng/ha/năm. Do đó, anh mạnh dạn đầu tư, mua giống và thuê đất trồng 15ha trồng loại cây này.

Ngoài việc bán đinh lăng thương phẩm, do nhu cầu trồng đinh lăng tăng mạnh, nhiều hộ nông dân cũng chuyển sang sản xuất giống để bán. Theo đó, người trồng cắt các cành của cây đinh lăng từ 6 tháng tuổi trở lên, làm thành các hom giống. Đến khi cây giống cao khoảng 25-30cm có giá khoảng 3.500 đồng/hom giống. Anh Phong cho biết, cây đinh lăng có trọng lượng khoảng 1kg có thể làm được 45-50 hom giống.

Cần cân nhắc khi chạy theo phong trào

Không chỉ tại Hòa Hiệp, nhiều hộ nông dân tại xã Hòa Hội cũng đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ trồng đinh lăng. Chị Nguyễn Thị Thêm (ấp 5, xã Hòa Hội) trồng 5.000m2 đinh lăng từ năm 2015.

Chị Thêm cho biết: “Trước đây, tôi trồng một số loại cây ăn quả nhưng hiệu quả chưa cao nên chuyển sang trồng đinh lăng. Tôi đang trồng 20.000 gốc, tiền giống hết 70 triệu đồng, tiền phân bón hết 15 triệu đồng/vụ. Sau 6 tháng, tôi bán đinh lăng thương phẩm cùng với cây giống thu được 700-800 triệu đồng, lãi 600-700 triệu đồng. Bên cạnh đó, tôi cũng trồng xen đu đủ, chuối trong vườn, khi bán thu thêm 50-70 triệu đồng/năm”.

Ông Bùi Đức Bình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Hiệp cho biết, mô hình trồng cây đinh lăng được nhiều nông dân áp dụng và bước đầu cho hiệu quả tốt. Đến nay, toàn xã có khoảng 25ha trồng đinh lăng. Tuy nhiên, chính quyền xã chưa vội khuyến khích trồng loại cây này do đây là mô hình mới, chưa xác định được hiệu quả lâu dài. Vì vậy, khi trồng đinh lăng ngoài tham khảo thông tin về kỹ thuật cần tìm hiều kỹ thị trường, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng, cam kết của doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

Ông Trần Văn Phương - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc cùng suy nghĩ khi cho rằng, phong trào trồng đinh lăng đã và đang thịnh hành ở một số xã trong huyện. “Tuy nhiên, bà con nông dân nên cân nhắc khi chạy theo phong trào. Giá đinh lăng giai đoạn này có thể cho thu nhập cao nhưng phải tính đến sự ổn định lâu dài, chưa nên vội chặt bỏ các loại cây khác đề trồng đinh lăng. Một số doanh nghiệp có về huyện hướng dẫn bà con trồng đinh lăng, bán giống, bán phân nhưng lại không dám bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, huyện đã khuyên bà con trước khi đầu tư trồng lớn nên tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc liên kết tiêu thụ” - ông Phương cảnh báo.
thu tien ty tu ban la than va cu dinh lang lai lo dan do xo trong Xứ sở thần kỳ toàn rau, củ quả không biết khiêm tốn của \'tiên ông\'

Cây cải bắp có đường kính lên đến hơn 9m, quả bí ngô nặng tới 44,4kg, trái dưa chuột với hạng cân không mấy khiêm ...

thu tien ty tu ban la than va cu dinh lang lai lo dan do xo trong Nuôi cá an toàn sinh học, nông dân khỏe, thu nhập tăng

Từ năm 2016 đến nay, Hội Nông dân ND huyện Hòa Vang và Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP.Đà Nẵng đã phối hợp xây ...

thu tien ty tu ban la than va cu dinh lang lai lo dan do xo trong Hành trình có tiền tỷ của cô gái 6 năm đầu đi làm không dư đồng nào

"Làm được đồng nào, ngoài gửi về giúp mẹ trả nợ, tôi dồn hết cho việc học ngoại ngữ và đào tạo chuyên môn sâu", ...

http://danviet.vn/nha-nong/thu-tien-ty-tu-ban-la-than-va-cu-dinh-lang-lai-lo-dan-do-xo-trong-815772.html

/ Dân Việt