Thật bất công, giáo viên tại sao không có thưởng tết?

Tết Nguyên đán đang đến gần, câu chuyện về thưởng tết lại trở thành đề tài "nóng". Riêng với nghề giáo, nhiều người chẳng háo hức, chờ mong đến tết, vì thưởng không có, trong khi các khoản chi tiêu lại tăng thêm.

that bat cong giao vien tai sao khong co thuong tet

Chia sẻ

Giáo viên vùng sâu vùng xa còn phải vất vả vượt suối, trèo đèo để đến được với trường lớp của mình, nhưng lương thưởng và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Ảnh: Thanh Hải.

Mới đây, một giáo viên tại Cao Bằng đăng tải trên diễn đàn dành cho nhà giáo câu hỏi: “Khi nào giáo viên mới được thưởng tết như các ngành khác?” và nhận được bình luận sôi nổi. Có người nói giáo viên cũng lao động, tại sao không có tháng lương thứ 13? Có người chia sẻ vài chục năm đứng trên bục giảng, chưa bao giờ biết thưởng tết là gì.

Trong khi các doanh nghiệp đã công bố mức thưởng tết cho người lao động để động viên, khích lệ, thì ngành giáo dục vẫn yên ắng.

Theo quy định, ngành giáo dục không có quỹ để chi tiền thưởng tết cho giáo viên. Khoản thưởng hằng năm mà các trường chi cho giáo viên thật ra là khoản kết dư cuối năm. Hiện nay kinh phí các trường đa số là tự chủ. Nếu trường nào chi tiêu hợp lý thì cuối năm dư ra sẽ thưởng cho giáo viên, mang ý nghĩa tượng trưng gọi là có quà tết, chỉ vài ba trăm nghìn động viên.

Vì vậy, cứ đến thời điểm cuối năm, với nhiều giáo viên, nhắc đến thưởng tết lại thêm chạnh lòng.

“Không chỉ tôi mà các thầy cô khác cũng vậy, đến những ngày cuối năm lại buồn. Nguồn ngân sách cho giáo dục phần lớn chi cho lương, phần ít ỏi còn lại chi cho các hoạt động phong trào. Trường nào tiết kiệm chi còn có thưởng, chứ không có thì giáo viên cũng đành ngậm ngùi thôi. Đặc biệt vùng khó khăn, có khi được lạng trà, cân đường... gọi là động viên thôi” - thầy Tôn Sỹ Dũng (giáo viên Trường THCS Võ Xán, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) chia sẻ.

Cô Thanh Phương (một giáo viên dạy THCS ở Quảng Nam) tâm sự hơn 20 năm trong nghề, chưa bao giờ có thưởng tết. Gặp bạn bè, mọi người hỏi thưởng tết bao nhiêu, cô chỉ biết cười trừ.

Tuy nhiên, theo cô Phương, nhìn lên cũng phải nhìn xuống, nhiều người còn vất vả hơn mình nên tự thấy bằng lòng. Để tăng thêm thu nhập và có tiền chăm lo tết, cô tăng gia sản xuất thêm.

Còn với cô Yến Minh - một giáo viên dạy mầm non ở Hải Phòng- từ ngày làm nghề giáo đến nay, cô chẳng muốn tết chút nào. “Giá như có thể thì 5 năm mới tết một lần thôi”- cô nói vui.

Bởi mỗi khi tết đến là phải chi tiêu đủ thứ tiền, từ lễ lạt hai bên nội ngoại, mừng tuổi các cháu, rồi lo ăn uống cho cả gia đình. Được nhà trường cho ứng trước lương của tháng sau để ăn tết, nếu tiêu không khéo thì ra Giêng sẽ lại phải tằn tiện, co kéo lắm mới đủ.

Có người đã dẫn ra rằng, trong "bảng xếp hạng" của các ngành về thưởng tết, ngành giáo dục luôn ở vị trí "đội sổ". Năm nào cũng được nhắc đến nhưng chưa thấy có gì thay đổi. Vì thế, tết đang đến gần, năm nay khi được hỏi, các thầy cô lại cười: Xem ra việc giáo viên được nhận tháng lương thứ 13 như bao người lao động khác vẫn chỉ mãi là mơ ước.

that bat cong giao vien tai sao khong co thuong tet Thưởng Tết giáo viên đang thiếu công bằng

Cứ dịp Tết đến, xuân về, hàng nghìn giáo viên trên khắp cả nước lại trông mong, hy vọng vào khoản thưởng Tết, khoản thu ...

that bat cong giao vien tai sao khong co thuong tet Thầy cô hái măng, bắt cá cải thiện bữa ăn

Giáo viên cắm bản thường xuyên đối diện với việc thiếu thực phẩm. Để cải thiện, thầy cô lên rừng hái măng, lá sắn, hay ...

that bat cong giao vien tai sao khong co thuong tet Thầy giáo viết chữ kín yên xe nhắc học sinh lắp gương chiếu hậu

Những lời nhắc nhở học sinh hài hước trên yên xe của một thầy giáo ở Đồng Tháp hiện khiến nhiều dân mạng thích thú, ...

/ https://laodong.vn