Trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang đến rất gần, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý mới. Thế nhưng, với những điều kiện như trong dự thảo Luật An ninh mạng, những điều kiện kinh doanh có thể khiến các doanh nghiệp như Facebook, Google, Viber, Uber... từ bỏ thị trường Việt Nam
Những điều kiện mới trong Dự thảo Luật An ninh mạng có thể khiến các doanh nghiệp nước ngoài khó tiếp cận thị trường Việt Nam. Ảnh: minh họa. |
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật An ninh mạng (ANM) do Chủ nhiệm Ủy ban QPAN của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết: "Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật; Một số ý kiến không tán thành với việc ban hành Luật, vì cho rằng, an ninh mạng là một bộ phận của an ninh quốc gia (ANQG) nên phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các quy định của Luật ANQG". Dự kiến dự thảo sẽ được thông qua vào giữa năm 2018.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện, vẫn có một số ý kiến băn khoăn vì một số quy định chưa xét đến một số khía cạnh đảm bảo lợi ích của người dùng.
Cụ thể như tại Điều 34, khoản 4, quy định: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật”.
Với quy định này, hàng loạt các doanh nghiêp như Google, Facebook, Viber… sẽ phải có giấy phép hoạt động và đặt máy chủ tại Việt Nam. Nhưng thực tế để đặt được máy chủ tại Việt Nam lại không hề dễ dàng.
Trong phiên báo cáo tại Quốc hội kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV về Dự luật An ninh mạng, Chủ nhiệm UBQPAN Võ Trọng Việt cho biết: “Một số ý kiến không tán thành cho rằng "việc bảo vệ thông tin mạng đã được quy định trong Luật an toàn thông tin mạng (ATTTM). Do đó, đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ANQG, Luật ATTTM hoặc sửa đổi hai luật này để bổ sung những nội dung mới về an ninh mạng”.
Một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 10 về dự luật này, bà Phan Thị Hoài Thu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam kiến nghị sửa đổi điểm d, khoản 2 Điều 47 trong dự thảo vì quy định "...xóa bỏ thông tin có nội dung chống nhà nước, thông tin sai sự thật, vu khống trên không gian mạng trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước...".
Bà Thu cho rằng điều đó là là bất khả thi, vì doanh nghiệp chỉ quản lý một phần nhỏ chứ không quản lý toàn bộ không gian mạng, do đó chỉ có thể xóa thông tin trên hệ thống do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
Về khía cạnh kinh tế, những rào cản điều kiện kinh doanh khiến các doanh nghiệp nước ngoài khó tiếp cận thị trường Việt Nam. Khiến người dùng sử dụng được dịch vụ và nguồn thu cũng bị ảnh hưởng.
Google, Facebook không dễ “rút” khỏi Việt Nam
Văn bản của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi lên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội là ... |
Facebook lãi 4,7 tỉ USD chỉ trong vòng 3 tháng
Facebook vừa thông báo đạt tổng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong quý 3/2017, bất chấp cuộc điều tra đang tiếp diễn nhằm ... |
Tập Cận Bình gặp giám đốc Facebook, Apple
Chủ tịch Trung Quốc hôm qua gặp Mark Zuckerberg và Tim Cook tại một buổi họp thường niên của các cố vấn trường kinh doanh ... |
(https://laodong.vn/kinh-te/thap-thom-vi-co-the-khong-con-facebook-google-574121.ldo)