Thái giám Việt Nam khác gì với Trung Quốc?

Ở VN, tài liệu không ghi rõ hoạn quan xuất hiện lúc nào, nhưng chắc chắn không thể có sớm hơn thời hình thành các vương triều độc lập cuối TK X.

Những thái giám nổi tiếng ở Trung Quốc

Sau khi thiến, người con trai mất dần nam tính, như rụng râu, rụng lông, tiếng nói trở nên the thé, cơ bắp cũng dần mềm đi. Từ chỗ mất nam tính, họ cũng mất cả cá tính, trở nên mềm yếu, béo bệu, không bộc lộ rõ tuổi tác. Các thái giám mặc áo dài màu xám, quần đen, ngoài có chiếc áo cánh ngắn xanh thẫm. Họ đi lại khom mình, bước ngắn và khó kiềm chế tiểu tiện nên có mùi khai nồng. Tuy nhiên, dáng vẻ bên ngoài thay đổi còn tùy thuộc vào người thiến khi còn bé hay lúc đã trưởng thành. Nói chung các bà cung phi rất thích những người đồng thanh vì họ giống như con gái, ăn nói yểu điệu.

Các bộ phận bị thiếu được coi là bảo vật của nạn nhân, được sao tẩm để được gìn giữ lâu dài rồi cất trong lọ đậy kín. Một lần được thăng chức, người đó phải trình bảo vật của mình lên viên thái giám phụ trách. Khi một người thái giám qua đời, bảo vật được đặt vào áo quan chôn theo thân thể để được vẹn toàn.

Những người thái giám có tính khí bất thường, hay mủi lòng, dễ khóc, nhưng cũng có khi hay đố kỵ, tàn bạo. Phần nhiều thái giám là hiền lành, vui vẻ, thích đánh bạc và hút thuốc phiện. Nói chung, họ thích ăn của ngọt và ít uống rượu. Tuy nhiên, không phải người nào bị thiến cũng mất hết cá tính. Lịch sử Trung Quốc còn ghi lại nhiều viên thái giám có quyền lực, nhiều tham vọng, đã từng khuynh đảo việc triều chính. Thời nhà Hán, nhiều quan trong triều vì trái ý vua mà bị xử tội thiến, nhất là dưới thời Hán Vũ Đế.

Điển hình là trường hợp của Tư Mã Thiên, sau khi bị tội thiến vẫn kiên trì ôm mối nhục để hoàn thành bộ sử ký mà cha ông đang viết dở. Đấy cũng là cách biểu hiện chữ Hiếu của ông. Thời Vĩnh Lạc nhà Minh, viên thái giám người Hồi là Trịnh Hòa được nhà vua tin cậy giao cho cầm đầu một hạm đội gốm 62 chiến thuyền lớn, đem theo 27.000 thủy thủ mở đường thám hiểm phía Nam Trung Hoa. Bắt đầu từ năm 1405, Trịnh Hòa đã tiến hành 6 chuyến đi trong 25 năm liền mở đường xuống Nam Á, sang tận bờ biển Đông Phi, trở thành một trong những nhà thám hiểm lớn nhất của thế giới.

thai giam viet nam khac gi voi trung quoc

Ảnh minh họa.

Sự khác nhau giữa hoạn quan Việt Nam và Trung Quốc

Chúng ta cũng không quên trường hợp Lý Thường Kiệt của nước ta. Theo nghiên cứu của GS Hoàng Xuân Hãn, thì Lý Thường Kiệt đã tự thiến để vào hầu cận cạnh vua, tạo cơ hội trổ tài giúp nước. Việc ông tự thiến cũng không làm mất khả năng cầm quân đánh giặc mà ông vẫn là một danh tướng kiệt xuất.

Các triều đại phong kiến Việt Nam tuy học theo mô hình phong kiến Trung Hoa, nhưng may mắn thay các quan hoạn ở Việt Nam chưa bao giờ được giữ vai trò quan trọng trong công việc triều chính. Và nếu có thì cũng chỉ tham gia vào những âm mưu hậu cung. Ở Việt Nam, các tài liệu không ghi rõ hoạn quan xuất hiện từ lúc nào, nhưng chắc chắn không thể có sớm hơn thời kỳ hình thành các vương triều độc lập cuối thế kỷ X. Còn sự tồn tại của hoạn quan ở nước ta theo lời kể của ông Phạm Khắc Hòe, thì đến tận tháng 8.1945, những viên thái giám cuối cùng mới rời khỏi kinh thành Huế.

thai giam viet nam khac gi voi trung quoc

Hài hước: Hoàng đế "hành sự" cũng bị thái giám đứng gần theo dõi

Mỗi triều đại, các hoàng đế này lại phải chịu đựng những quy định khác nhau khiến họ bất mãn không thôi.

thai giam viet nam khac gi voi trung quoc

Bí mật của thái giám (Kỳ 4): Những chuyện tày trời chốn thâm cung

Thái giám hầu hạ bên cạnh Hoàng thượng và phi tần trong cung cấm Trung Hoa xưa cũng để lại những câu chuyện khiến đời ...