Sau Nga, Syria muốn đưa Trung Quốc vào "cuộc chơi lớn" ở Trung Đông?

Với nguồn lực mạnh mẽ, Trung Quốc đang muốn tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông như Nga và Mỹ, thông qua bước đệm ở Syria.

sau nga syria muon dua trung quoc vao cuoc choi lon o trung dong

Syria rất cần các cường quốc hỗ trợ cho công việc tái thiết sau chiến tranh.

Trung Quốc sẽ không đứng ngoài "ván cờ Trung Đông"

Trung Quốc đang mang đến những đề nghị giúp đỡ Syria tái thiết lại đất nước sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả Rập (CASCF).

Bình luận với Sputnik, nhà quan sát kinh tế chuyên về Trung Quốc Munir Gneim đã giải thích tại sao Bắc Kinh luôn quan tâm rất nhiều đến các vấn đề ở Syria.

Theo nhà phân tích Munir Gneim, Syria đang kêu gọi các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo tăng cường an ninh và cải thiện môi trường kinh tế ở Trung Đông, "Đối với khu vực của chúng tôi (Syria), nơi thiếu sự ổn định cả về mặt chính trị và kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc nên được đánh giá một cách tích cực", Gneim nhận định.

"Bắc Kinh quan tâm đến việc tạo dựng sự ổn định khu vực tại đây, và điều đó sẽ giúp xây dựng các mối quan hệ kinh tế mang tầm chiến lược", ông nói thêm.

Nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc luôn luôn coi trọng đặc biệt đến Syria do vị trí địa chính trị quan trọng của quốc gia này trong khu vực. Theo Gneim, Bắc Kinh hiện đang coi Chính phủ Syria hợp pháp là một đối tác đáng tin cậy và lâu dài.

Về phần mình, Giáo sư Vladimir Kolotov, thuộc đại học Quốc gia Saint Petersburg (Nga), tin rằng Trung Quốc đang bắt đầu tiến vào một “cuộc chơi lớn” ở Trung Đông.

"Bắc Kinh đã gửi lời đề nghị các đối tác tham gia vào dự án Vành đai Con đường quy mô khổng lồ của họ", Giáo sư Kolotov nói. "Thế giới Ả Rập đang được cung cấp hai sự lựa chọn: Tiếp tục chiến đấu và sụp đổ theo con đường của Mỹ, hoặc tự tìm con đường riêng để theo đuổi các dự án quốc tế được đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng".

Giáo sư nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong năm 2016, IMF và Ngân hàng Thế giới đã gọi tên quốc gia này là nền nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Năm 2017, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được xếp hạng nền kinh tế đứng thứ hai toàn cầu về GDP.

"Vì vậy, một cuộc chiến kinh tế lớn đã nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ", Giáo sư Kolotov nhận xét. "Bắc Kinh hiểu rằng đối thủ cạnh tranh sẽ làm tổn hại đến các công trình của mình, do đó nước này đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ lợi ích bản thân. Ngoài ra, Trung Quốc đang tìm kiếm đồng minh và sẵn sàng bỏ tiền ra để đạt được mục đích. Để hoàn thành nhiệm vụ này, các đề xuất và dự án khác nhau đang được đưa ra để thiết lập nên cái gọi là các mối quan hệ hợp tác và chiến lược”.

Nhà nghiên cứu người Nga chỉ ra rằng, phần lớn sản lượng dầu được sản xuất ở Trung Đông đều đi đến thị trường chính ở Đông Á, vì vậy, Trung Quốc cần sự ổn định trong khu vực này và sẽ tích cực làm điều đó.

sau nga syria muon dua trung quoc vao cuoc choi lon o trung dong

Trung Quốc đang rất quan tâm đến việc hợp tác với Nga trong quá trình tái thiết ở Syria.

Vào ngày 10/7, Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Ả Rập (CASCF) đã diễn ra tại Bắc Kinh. Đại diện của 21 quốc gia Ả Rập, cũng như Tổng thư ký Liên đoàn các quốc gia Ả Rập (LAS) Ahmed Abu Al-Gheit đã tham gia sự kiện này.

Một trong những nhiệm vụ chính của sự kiện này là thúc đẩy thương mại liên vùng và hợp tác kinh tế trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai Con đường của Chính phủ Trung Quốc.

Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh về việc thiết lập sự gắn bó giữa Trung Quốc và các nhà nước Ả Rập trong tương lai sẽ đi theo định hướng quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện và phát triển chung.

Trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Adel bin Ahmed Al-Jubeir của Saudi Arabia và Tổng thư ký Ahmed Aboul Gheit của Liên đoàn Ả Rập, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị đã ca ngợi hội nghị thượng đỉnh CASCF là một cuộc họp làm nên lịch sử.

Những nước đi cụ thể

Bắc Kinh cũng chứng thực lời nói của mình bằng hành động khi cung cấp 23 tỷ USD dành cho các khoản vay và viện trợ đối với các quốc gia Ả Rập, theo The South China Morning Post. Ngoài ra, Trung Quốc đã hứa với Syria, Jordan và Yemen khoản tiền lên tới 90,5 triệu USD dành cho viện trợ nhân đạo.

Phát biểu với Sputnik Trung Quốc vào ngày 12/7, Wang Zhimin, người đứng đầu trung tâm Toàn cầu hoá và Hiện đại hóa tại viện Kinh tế và Thương mại nước ngoài của Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh quyết tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung Quốc-Ả Rập trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai Con đường.

"Triết lý của chúng tôi là: Cùng nhau thảo luận, cùng nhau xây dựng và chia sẻ”. Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập không gây ra bất kỳ tác hại kinh tế nào đối với họ dựa trên lợi ích chung, lợi nhuận tổng thể, cởi mở và bao hàm”, Wang nhấn mạnh.

sau nga syria muon dua trung quoc vao cuoc choi lon o trung dong Quan chức Trung Đông dập dìu tới Moscow xin Putin đừng ký thỏa thuận với Mỹ

Thủ đô Moscow của Nga được thông báo đầy ắp các quan chức từ Trung Đông tới gặp Tổng thống Putin trước cuộc hội đàm ...

sau nga syria muon dua trung quoc vao cuoc choi lon o trung dong Chuyên gia Mỹ: "Quên Iran đi, Nga mới là kình địch lớn nhất ở Trung Đông"

Mỹ đang quá sa lầy vào thỏa thuận hạt nhân không có nhiều ý nghĩa với Iran, trong khi người nắm giữ "chìa khóa thùng ...

sau nga syria muon dua trung quoc vao cuoc choi lon o trung dong Iran - Israel: Bên miệng hố chiến tranh rung chuyển Trung Đông

Đối đầu giữa Israel và Iran đã bước sang giai đoạn mới khi hai bên sẵn sàng đụng độ trực diện, làm dấy lên lo ...

/ http://www.nguoiduatin.vn