Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 562 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 786km.
Tìm kiếm những nạn nhân xấu số do sạt lở đất tại Hòa Bình. Ảnh: C.N |
Trong đó, có 40 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm luôn gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Một số khu vực đã ghi nhận những thiệt hại do sạt lở gây ra, nhất là những khu vực tập trung dân cư như: TX.Tân Châu, TP.Long Xuyên (An Giang); TX.Hồng Ngự; TP.Sa Đéc (Đồng Tháp); TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long).
Lý giải về nguyên nhân tác động gây xói mòn, lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL, Bộ NNPTNT cho rằng, một phần bởi tác động của việc xây dựng hồ chứa. Kết quả phân tích ảnh hưởng của việc xây dựng các hồ chứa thượng nguồn sông Mê Kông cho thấy, việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn đã, đang và sẽ làm gia tăng các biến động bùn cát trên các tuyến sông và vùng ven biển, là những nguyên nhân cơ bản gây mất ổn định lòng, bờ sông và xâm thực bờ biển.
Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát trên sông Mê Kông đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các quốc gia, đặc biệt ở hạ lưu vực với lượng khai thác tương đương với lượng bùn cát tự nhiên. Việc khai thác cát quá mức đã làm lòng sông bị hạ thấp, dẫn đến cao độ mực nước về mùa kiệt trên các tuyến sông bị giảm; thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy tại các phân lưu, hợp lưu ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định bờ sông, bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn ven biển.
Ngoài ra, sự phát triển dân số cùng với việc xây dựng mới nhà ở, cải tạo nâng cấp kiên cố hơn đã làm tăng tải trọng lên bờ sông so với trước kia, một số nơi đã làm thay đổi chế độ dòng chảy trên làm gia tăng nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Các hoạt động sinh kế của người dân cũng ngày càng mạnh mẽ, nhất là khai thác hải sản ở vùng ven biển, không những ngăn chặn quá trình phát triển mà còn làm suy giảm rừng ngập mặn.
Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong những năm gần mực nước biển thực đo tại các trạm hải văn có xu thế tăng với tốc độ mạnh nhất là 5,58mm/năm. Theo kịch bản BĐKH do Bộ TNMT công bố năm 2016 cho thấy, khu vực ĐBSCL sẽ ngập chìm từ 19% - 39% nếu mực nước biển dâng thêm 1m.
Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho rằng, cần giải quyết hiệu quả vấn đề mất cân bằng bùn cát trên sông, kênh rạch và vùng ven biển, lún sụt đất; phong chống xói lở; giảm cac tác động về mất cân bằng bùn, cát; nghiên cứu đề xuất các giải pháp: thay thế cát san lấp và cát xây dựng; tiến tới không sử dụng cát để san lấp (Bộ Xây dựng); quản lý bờ sông, kênh rạch; chấn chỉnh việc phá rừng… Ngoài ra, cần chú trọng nuôi giữ bãi, trồng rừng ngập mặn…
Đồng bằng sông Cửu Long: Sụt lún nguy cấp gấp 10 lần nước biển dâng
Sụt lún đang đe dọa nghiêm trọng đến ĐBSCL với mức độ gấp 10 lần nước biển dâng. Cần xem đây là bài toán nguy ... |
Để ĐBSCL không biến mất khỏi bản đồ
“Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất mới, vùng đất bồi nhưng đang bị tác động dẫn tới sạt lở nghiêm trọng. Một ... |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)
Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ... |
http://laodong.vn/moi-truong/sat-lo-dat-tram-trong-khien-dong-bang-song-cuu-long-co-nguy-co-ngap-den-39-570744.ldo