Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy là nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi do Bộ GDĐT đề xuất. Thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

sao lai khong phan biet bang dai hoc chinh quy va tai chuc

Thí sinh phải vất vả vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia để giành suất vào một trường chính quy. Ảnh: Hải Nguyễn

Lo lắng “vàng thau lẫn lộn”

Mới đây, tỉnh Quảng Ngãi đưa ra quy định cán bộ công tác ở các sở, ban ngành của tỉnh này phải “cắp sách” đi học lại… đại học chính quy nếu muốn thăng quan tiến chức. Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình với chủ trương này.

Bởi chất lượng đào tạo giữa hệ chính quy và tại chức ở Việt Nam vẫn là một khoảng cách khá xa, từ đầu vào, thi cử đến đầu ra. Chính vì thế, trước đề xuất của Bộ GDĐT sẽ không phân biệt bằng chính quy và tại chức, nhiều người bày tỏ lo lắng.

“Có thực tế, nhiều người học tại chức chỉ đến ghi danh, “nộp tiền’ để qua các kỳ thi. Nếu bằng tại chức và chính quy là như nhau, tôi cảm thấy không công bằng với người học, nhất là con em nông dân, những người không có tiền và quan hệ” – Hồng Hạnh (sinh viên ĐH Thương mại) chia sẻ.

Theo đánh giá của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), đề xuất thống nhất văn bằng đại học của Bộ GDĐT thể hiện sự tiến bộ, cập nhật xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những lo lắng của người dân về việc “vàng thau lẫn lộn” trong việc cấp văn bằng hoàn toàn có cơ sở.

sao lai khong phan biet bang dai hoc chinh quy va tai chuc

TS Lê Viết Khuyến. Ảnh: B.H

“Ở nước ta lâu nay, chương trình đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn. Hệ vừa học vừa làm chương trình học bị cắt xén, đánh giá lỏng lẻo hơn. Tôi nghĩ, khi chất lượng không như nhau chưa thể cấp 1 loại văn bằng” - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.

TS Khuyến cho rằng, việc cần nhất là siết chặt chất lượng đào tạo. Nếu quy định bằng chính quy và tại chức như nhau, trong khi chưa kiểm soát được chất lượng đào tạo sẽ tạo điều kiện cho những người muốn lợi dụng bằng cấp để thăng tiến.

Giá trị không nằm ở tấm bằng

Còn theo quan điểm của GS Huỳnh Mùi – Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thăng Long, việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức không quan trọng bằng việc người tuyển dụng sử dụng văn bằng đó như thế nào.

“Tôi thấy khá nhiều người đi học tại chức cốt để lấy bằng, để đúng quy trình bổ nhiệm. Nên mấu chốt không nằm ở giá trị tấm bằng, mà nằm ở việc xã hội sử dụng bằng cấp đó như thế nào.

Với nhiều nhà tuyển dụng, họ không phân biệt bằng cấp mà dựa vào năng lực làm việc. Với họ, bằng chính quy hay tại chức không quan trọng nữa” – GS Huỳnh Mùi chia sẻ.

Tuy nhiên, để hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh, GS Huỳnh Mùi cho rằng, ngoài việc siết chặt việc kiểm định chương trình đào tạo, cần phải có chế tài với những cơ sở đào tạo và tuyển dụng gian dối. Có như vậy mới lấy được niềm tin của người dân.

sao lai khong phan biet bang dai hoc chinh quy va tai chuc

Thầy giáo Việt giúp hàng trăm học sinh cá biệt Mỹ vào đại học

Trong 4 năm dạy trung học ở bang Texas, Mỹ, Văn Tấn Hoàng Vỹ đã giúp gần 600 học sinh thuộc diện yếu kém đỗ ...

sao lai khong phan biet bang dai hoc chinh quy va tai chuc

Cải tiến tiếng Việt - đừng để “bão” thoát khỏi “tách trà”

PGS. TS Hoàng Dũng của Đại học Sư phạm TP.HCM nhận xét về việc cải tiến tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền là “cơn ...

/ Báo Lao động