Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đóng cửa rừng, xử lý trách nhiệm những nơi để xảy ra phá rừng, người dân mong rằng tình trạng phá rừng sẽ được siết chặt hơn. Thế nhưng, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhiều cánh rừng tự nhiên với nhiều cây gỗ lớn đang bị lâm tặc ngày đêm xẻ thịt.
Từ phản ánh của người dân xã Xuân Chinh (huyện Thường Xuân), chúng tôi vào một số cánh rừng tự nhiên ở xã này. Trước mắt chúng tôi là hàng loạt gốc cây rừng có đường kính từ 70-90 cm bị đốn hạ, nằm dọc suối Ván giáp ranh với xã Thanh Quân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Theo người dân địa phương, rừng bị lâm tặc đốn hạ công khai từ nhiều tháng nay. Dù vậy, trao đổi với chúng tôi, ông Cầm Bá Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh, khẳng định không có chuyện lâm tặc phá rừng vì xã kiểm soát rất chặt chẽ. "Có thể người dân nghèo quá không có tiền nên vào rừng khai thác gỗ đưa về làm nhà, sửa nhà. Đây là điều không thể tránh khỏi. Người ta đói thì kiếm đồng mắm, đồng muối, còn việc khai thác, buôn bán là không có (!?)" - ông Quân quả quyết.
Cây rừng ở xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị lâm tặc đốn hạ
Tuy nhiên, khi phóng viên cung cấp những hình ảnh thì ông Quân thừa nhận có tình trạng khai thác, chặt hạ rừng trên địa bàn nhưng rừng bị khai thác chủ yếu là gỗ giàng giàng, gỗ tạp, tái sinh nhanh. "Người dân vào rừng khai thác gỗ là vi phạm, đó là do hiểu biết pháp luật của họ còn kém" - ông Quân đổ lỗi.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, tính từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 150 vụ phá rừng, trong đó có phá rừng ở xã Xuân Chinh. Ông Phạm Xuân Chinh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, nói chưa nắm được vụ việc phá rừng vừa xảy ra ở xã Xuân Chinh, sẽ cho kiểm tra, làm rõ.
Vợ 2 "quan" huyện làm mất 30 ha rừng giao khoán Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vừa phát hiện nhiều cán bộ và gia đình cán bộ huyện Tuy Đức được giao khoán rừng theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP trái quy định của pháp luật và để mất rừng tràn làn. Trong số đó, có bà H’Yang là vợ ông K’Bốt, Bí thư Huyện ủy Tuy Đức và vợ ông Nguyễn Duy Tân, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Đức. Hai người này được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Tín giao khoán gần 30 ha rừng nhưng phần lớn diện tích rừng hiện đã bị tàn phá. Trong đó, bà H’Yang được giao 15,6 ha rừng, làm mất 11,8 ha. Ông K’Bốt thừa nhận việc vợ ông nhận khoán rồi không giữ được rừng là sai, vi phạm. "Tôi đã làm giải trình gửi UBKT Tỉnh ủy Đắk Nông. Nhà nước xử lý ra sao thì gia đình chấp hành" - ông K’Bốt nói. |
Dồn sức giữ rừng (*): Biệt đội rừng xanh
Nhiều khu rừng tự nhiên vốn tàn lụi qua bom đạn chiến tranh, do con người xâm hại hoặc thiên tai tàn phá, khi được ... |
Tiếp sức rừng thiêng
Nhiều khu rừng nguyên sinh dù nằm sát khu dân cư đông đúc nhưng bao năm qua vẫn còn nguyên vẹn nhờ người dân bảo ... |
Trưởng Công an xã cầm đầu băng nhóm phá rừng lấy gỗ
Trưởng công an xã Đắk Ui liên kết cùng với một số cán bộ chặt phá, khai thác và kiếm lời từ khu rừng trên ... |
http://nld.com.vn/thoi-su/rung-bi-pha-kiem-lam-khong-biet-20171101225114343.htm