Một số đại biểu quốc hội Trung Quốc là tỷ phú hàng đầu nước này và tổng giá trị tài sản tăng mạnh trong năm qua.
Một phiên họp của quốc hội Trung Quốc năm 2011. Ảnh: Fengli. |
Các đại biểu quốc hội Trung Quốc ngày 5/3 họp bàn và dự kiến phê duyệt đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ với vị trí chủ tịch và phó chủ tịch Trung Quốc, động thái được cho là mở đường để ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền sau năm 2023.
Kỳ họp cũng là cơ hội để một số đại biểu gặp những đối tác làm ăn vì khoảng 20% trong số gần 3.000 đại biểu quốc hội là doanh nhân. Theo báo cáo của Hurun, tổ chức ở Thượng Hải chuyên theo dõi người giàu ở Trung Quốc, mặc dù số người họ coi là "siêu giàu" trong quốc hội và cơ quan tư vấn của quốc hội Trung Quốc đã giảm từ 209 xuống còn 153 người, số tài sản của họ lại lên đến 650 tỷ USD, tăng gần 1/3 so với năm trước.
Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết thu hẹp khoảng cách thu nhập thì sự giàu có của các nhà lập pháp lại ngày càng tăng lên. Năm 2017, tổng tài sản của họ là 500 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Mức tăng này phản ánh sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc khi nó tăng trưởng 6,9% vào năm 2017. Mặc dù có thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 4.000 USD năm 2017, Trung Quốc đã có thêm 210 tỷ phú trong năm qua, tức là nhiều hơn 40% so với Mỹ.
Tỷ phú Trung Quốc Mã Hóa Đằng. Ảnh: Reuters. |
Theo NYTimes, nhà lập pháp giàu có nhất đồng thời là người giàu nhất Trung Quốc, Mã Hóa Đằng, có tài sản 47 tỷ USD. Ông là người sáng lập công ty Tencent sở hữu ứng dụng nhắn tin trên điện thoại di động phổ biến nhất Trung Quốc.
Đứng thứ hai sau ông Mã là Hứa Gian Ấn, chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande có tài sản 41 tỷ USD. Ông Hứa từng là người giàu nhất Trung Quốc vào năm 2017.
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc lớn khác cũng là đại biểu quốc hội như Peter Lee Ka-kit, phó chủ tịch của Henderson Land Development, có tài sản 34 tỷ USD và Dương Quốc Cường, người sáng lập tập đoàn Country Garden có tài sản 32 tỷ USD.
Victor Shih, phó giáo sư tại Đại học California, San Diego, chuyên gia về chính sách tiền tệ và chính trị ở Trung Quốc, nói rằng việc có một ghế trong quốc hội "phần nào giúp bảo vệ người giàu". "Nếu anh trở thành đại biểu quốc hội, cảnh sát địa phương không thể dễ dàng bắt anh mà không có nguyên nhân", ông nói.
Trung Quốc úp mở chuyện tăng ngân sách quốc phòng
Ngày 4-3, một quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc cho biết nước này tăng chi tiêu quốc phòng "vừa phải" trong những ... |
Trung Quốc: Đại biểu Quốc hội "siêu giàu" ngày càng giàu hơn
Kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc năm nay sẽ có hơn 150 đại biểu "siêu giàu" với ... |