Lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được gỡ bỏ tạo ra những thay đổi đáng kể trong quan hệ giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 23 đến 25.5.2016, Tổng thống Mỹ Obama đã thực hiện một động thái mang tính lịch sử, đó là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Quyết định này khép lại những vết tích của một cuộc chiến tranh gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ, mở ra một trang sử hợp tác mới trong quan hệ cũng rất “lịch sử” giữa hai nước.
Tờ Ntimes đã đưa ra những thay đổi với Việt Nam sau khi lệnh cấm vận vũ khí được gỡ bỏ hoàn toàn:
Tàu chiến Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam nhiều hơn?
1. Tăng cường tiếp xúc
Số lần ghé thăm các cảng Việt Nam của Hải quân Mỹ sẽ tăng lên, một cái gì đó mà Tổng thống Obama đã báo trước trong cuộc họp báo. Ông Obama gợi ý rằng, hai bên sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác về quân sự, lực lượng quân đội hai nước sẽ tăng cường việc phối hợp trong vấn đề nhân đạo, quân nhân Mỹ sẽ có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam hơn.
"Có thể trong những dịp như vậy, nhiều tàu chiến của Mỹ có thể ghé thăm, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi sẽ chỉ ghé thăm khi có lời mời và có sự hợp tác đầy đủ với chính phủ Việt Nam, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Việt Nam”, ông Obama phát biểu.
Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đã phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào tháng 2 rằng, ông đã xúc tiến nhiều hơn nữa các chuyến thăm đến cảng Việt Nam, và phía Việt Nam cũng đã sẵn sàng để đưa mối hợp tác lên tầm cao hơn.
2. Cảng chiến lược quan trọng
Một trong những lý do mà đất nước Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy là do vị trí địa lý độc đáo mình. Đây cũng chính là lý do mà Việt Nam đang trở thành đối tác có giá trị lớn đối với Mỹ.
Với Biển Đông đang tranh chấp và một cảng nước sâu quan trọng bậc nhất đối với khu vực - vịnh Cam Ranh. Nơi đây chính Mỹ đã sử dụng làm cơ sở điều hành lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và Liên Xô và Nga sau đó đã thuê lại, mở rộng căn cứ này trong những năm 1980-1990 cho đến khi họ rời khỏi năm 2002.
Vừa qua, Việt Nam cũng đã mở cửa cảng quốc tế tại Cam Ranh. Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho biết vào đầu tháng này rằng, việc Hải quân Mỹ ghé cảng Cam Ranh là một trong những phương cách để gia tăng sự tham gia của Mỹ với Việt Nam.
Truyền thông Mỹ cho rằng, Việt Nam có thể quan tâm tới một loạt công nghệ vũ khí tối tân của Mỹ như máy bay săn ngầm P-3, tiêm kích F-16, F/A-18, tàu chiến LCS.
3. Phối hợp với các lực lượng khác
Không chỉ là doanh số bán vũ khí với Việt Nam, mà từ đây Mỹ có khả năng trong việc triển khai một số quân nhân đến Việt Nam với vai trò hỗ trợ và đào tạo trong một số lĩnh vực. Cũng như giúp phía Việt Nam nhanh chóng nắm bắt và sử dụng thành thạo các trang thiết bị vũ khí mới.
Bộ Ngoại giao Mỹ đang phối hợp để thực hiện một sáng kiến về việc có thể đưa các sĩ quan bộ binh vào Việt Nam. Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam là một trong những nỗ lực chung giữa Mỹ với Việt Nam. Đây là một trung tâm đào tạo được lên kế hoạch để giúp Việt Nam tăng cường khả năng và đóng góp cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Một điều mà Việt Nam có thể quan tâm là khả năng tiên tiến trong lĩnh vực y học của quân đội Mỹ. Họ đã cứu sống hàng nghìn người trong các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Mỹ có thể giúp Việt Nam huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình.
4. Trung Quốc đang theo dõi Việt Nam và Mỹ
Việc Việt Nam và Trung Quốc có những vấn đề nổi cộm trên Biển Đông và trong quá khứ chính là cơ hội để “kẻ thù cũ trở thành bạn mới” giữa Việt Nam và Mỹ.
5. Thay đổi
Việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam nhằm nhấn mạnh rằng đã có bao nhiêu thứ đã thay đổi trong nửa thế kỷ qua.
Đô đốc Robert Natter, cựu Tư lệnh Hạm đội 7 từng gia chiến tranh Việt Nam, ông tóm tắt một cách ngắn gọn rằng: "Thời cuộc đang thay đổi và chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp với thời cuộc, hôm nay chúng tôi có nhiều điểm chung với Việt Nam để gắn kết hơn là chia rẽ, ít nhất là ở cấp độ chiến lược”.
LHQ tạm bỏ cấm vận, chấp thuận cho phái đoàn Triều Tiên đến Singapore
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chấp thuận cho phái đoàn các quan chức Bình Nhưỡng đến Singapore vào ngày 12/6 tới ... |
Vị Tướng quân đội Iran dọa \'tung cú đấm vào mặt Ngoại trưởng Mỹ\' là ai?
Chỉ huy cấp cao trong quân đội Iran đưa ra tuyên bố cứng rắn, đáp trả lời đe dọa siết chặt cấm vận của Washington ... |
Nga sẽ sửa Hiến pháp để ông Putin nắm quyền lâu hơn?
Nước Nga đang trong thời cấm vận, yêu cầu về sự ổn định là cực kỳ quan trọng và Tổng thống Putin luôn lấy ổn ... |
Những tội ác kinh khủng tại Nam Sudan
Một người Nam Sudan trở về nhà sau khi chạy trốn lực lượng chính phủ đã phát hiện cảnh tượng kinh hoàng: người mẹ bị ... |