Tôi đọc mấy lời phàn nàn của các bà vợ về việc sợ Tết vì phải dọn dẹp nấu ăn cho gia đình, đi lại thăm bố mẹ, họ hàng mà thấy nực cười. So với bà với mẹ, phụ nữ ngày nay ngày càng được giải phóng, sung sướng nhưng cũng ngày càng ích kỷ, lười biếng.
Chuyện phụ nữ kêu ca phàn nàn về Tết thật phi lý. Cả năm làm lụng, ngày Tết không chỉ nghỉ ngơi dài mà còn cúng lễ tổ tiên, thần linh, không dọn nhà cửa, để bẩn một đống thì dông cả năm sao. Nếu ngày bình thường chị em chăm chỉ dọn dẹp thì đến Tết đâu phải lộn tung cả nhà lên dọn. Nếu cả năm lười biếng, ăn ở luộm thuộm thì cuối năm còn lưng dọn dẹp tàn tích của chính mình, còn phàn nàn gì nữa. Bố mẹ chồng và chồng còn chịu đựng được, chưa chê bai đã là phúc phận lắm rồi.
Tết là cơ hội gia đình gặp gỡ, sum vầy mà kêu mệt thì thật chịu suy nghĩ của các chị (Ảnh minh họa IT)
Hơn nữa, việc dọn dẹp đâu phải chỉ phụ nữ làm. Đàn ông không phải cũng sắn tay vào gánh vác hay sao. Thi thoảng họ có phải đi tiếp khách, về muộn cũng là vì phát triển sự nghiệp, chăm lo cho nồi cơm của gia đình. Cả năm bận rộn không đi gặp bạn bè, anh em, không cảm ơn đối tác thì làm sao giữ được mối quan hệ, cũng không phải là đàn ông.
Tôi thấy lạ là phụ nữ ngày càng tham lam, đòi hỏi vô độ. Một người đàn ông chỉ quanh quẩn xó bếp, rửa rau, quét nhà chắc chắn phụ nữ sẽ chê bôi, dè bỉu. Còn một người thành đạt, quảng giao, kiếm được tiền thì đương nhiên không thể chiều chiều về đón con, dọn nhà cho các bà vợ, đương nhiên cũng bị ghét bỏ. Làm đàn ông khổ lắm chứ chẳng sung sướng gì. Chúng tôi được dạy dỗ, được kỳ vọng mạnh mẽ, thành đạt, tài giỏi, khỏe mạnh. Để gánh vác bằng đấy những mỹ từ, đàn ông phải gồng mình, gắng sức, nhiều khi phải mượn rượu để “to lớn” hơn. Nỗi khổ đó, đàn bà đâu có biết.
Ngày Tết gia đình sum họp, đương nhiên phải bày biện cơm nước, tiệc tùng chứ chả nhẽ lại nhe răng ra cười suông với nhau. Chỉ nấu ăn có 3-4 ngày Tết mà các chị em đã kêu gào khổ sở, mệt mỏi. Nấu ăn cho bố mẹ chồng, cho chồng con thưởng thực mà lại coi như cực hình như thế thì có nấu sơn hào hải vị cũng chả ông chồng nào thấy ngon. Không hiểu chị em ngày nay đảm đương chức vụ làm vợ, làm mẹ kiểu gì? Chả nhẽ các chị cho rằng chỉ là ngủ với chồng, sinh con là hết trách nhiệm hay sao?
Lại nói chuyện Tết nhất phải đi nhà nội, nhà ngoại, phàn nàn chuyện không được về quê ngoại đón giao thừa. Nếu chị em về quê ngoại ăn Tết thì bố mẹ chúng tôi phải thui thủi một mình hay sao? Phụ nữ làm dâu, cống hiến, quan tâm, vun vén cho nhà chồng là chuyện đương nhiên, đâu phải kinh thiên động địa gì mà chị em luôn bù lu bù loa mình đã hy sinh, đã gánh vác. Sống trong nhà chồng, con cái mang họ chồng, chẳng nhẽ lại “ăn cây táo rào cây sung”, cứ ngóng về nhà mẹ đẻ mãi.
Mà chuyện “Tết trên từng cây số” thì đàn ông cũng đi theo mà. Khi đó, chúng tôi không chỉ là ông chồng, ông bố mà còn là lái xe, là phu khuân vác, là người sai vặt của các bà vợ. Sao không ai thương xót cho chúng tôi?
Rượu chè thì cũng không phải đàn ông nào cũng vậy. Chả ai có đủ sức lực, tiền bạc để đi nhậu ngày dăm ba lượt suốt vài tháng trước và sau Tết. Nếu thực có người nào như sâu rượu, uống như hũ chìm thì cứ để anh ta bệnh nặng một hồi, muốn sống sót chắc chắn anh ta tự cai rượu. Còn nếu vẫn muốn chết thì các bà vợ có đi theo mà cấm đoán được đâu.
Cho nên, các bà vợ nếu muốn Tết nhất nhàn rỗi, tụm năm tụm ba đi làm đẹp, mua sắp, rồi ngồi vắt chân lên uống trà, nghe nhạc thì có lẽ nên sống một mình. Chứ có gia đình mà lại suy nghĩ ích kỷ, lười biếng như vậy thì dù chẳng phải ngày Tết cũng sẽ luôn luôn không hạnh phúc.
Lấy chồng Hà Nội, nàng dâu khổ sở vì phải dấm dúi tiền biếu Tết nhà ngoại
Sau khi cưới, chồng tôi bắt tôi ghi chép từng khoản chi tiêu trong tháng rồi mở sổ tiết kiệm vì sợ…tôi tiêu mất. |
Đạo diễn Lê Hoàng: Đàn ông cấm vợ về nhà ngoại ăn Tết là...ngu
“2 tuần nay lại thấy nổ ra cuộc chiến về Tết nhà nội, nhà ngoại, âu cũng là từ cái film ngắn “Xuân không màu ... |
Chết sững khi biết vợ có quỹ đen chi cho nhà ngoại
Đang lúc tìm tài liệu cũ, tôi vô tình thấy cuốn sổ nhỏ ghi các khoản chi tiêu, mà càng đọc tôi càng sững người ... |