Mặc dù UBND huyện chỉ cho phép xây dựng nhà lán trại ở tạm cho công nhân tại khu đất trống hàng nghìn mét vuông thuộc thôn Khê Tang, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) nhưng một số đối tượng đã san lấp trái phép, xây dựng kiốt, tự ý gắn biển “Chợ Xanh Thanh Hà”, tung tin đồn gây hoang mang dư luận.
Ảnh: PV
Theo phản ánh của người dân ở thôn Khê Tang, việc san lấp đất, xây dựng nhà và tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang đã diễn ra từ lâu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, tại khu đất hàng nghìn mét vuông thuộc thôn Khê Tang đã có nhiều nhà lán trại được xây dựng rất khang trang. Phía đầu khu đất lối vào còn có một biển chỉ dẫn rất to, ghi rõ ràng “Chợ Xanh Thanh Hà rẽ vào 250 mét”. Ngoài ra, phía bên trong khu đất gọi là lán tạm cho công nhân đã được treo biển Bến bãi trung chuyển thủy sản Thanh Hà thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Thực tế, theo tinh thần công văn số 69 HĐND&UBND huyện Thanh Oai, do bà Tố Nga - Chánh Văn phòng huyện Thanh Oai - ký ngày 15.12.2017 chỉ cho phép xây dựng nhà lán trại ở tạm cho công nhân tại khu đất trống hàng nghìn mét vuông ngay gần trụ sở UBND xã Cự Khê. Tuy nhiên, lợi dụng điều đó, môt số cá nhân đã xây dựng kiốt, cắm biển khu chợ Xanh Thanh Hà. Chẳng những tổ chức họp chợ trái phép từ ngay sau Tết Nguyên đán mà một số đối tượng còn tung tin đây chính là khu chợ đầu mối để tập hợp các khu chợ khác trong thành phố về buôn bán. Tin đồn này chẳng những sai sự thật mà còn đang gây hoang mang dư luận trong tầng lớp tiểu thương.
Trả lời Báo Lao Động về việc này, ông Đặng Anh Phương - Chủ tịch xã Cự Khê - vẫn khẳng định, xã thực hiện nghiêm túc tinh thần công văn của huyện Thanh Oai do bà Tố Nga ký và giám sát nghiêm túc việc xây dựng lán tạm cho công nhân. Thậm chí Chủ tịch xã Cự Khê còn cho biết, chưa có dấu hiệu họp chợ, nếu có sẽ xử lý ngay.
Về việc một số cá nhân gắn biển chợ và treo biển kinh doanh buôn bán như đã nêu trên, ông Phương cho rằng sau khi phát hiện đã báo cáo lên cấp trên.
Theo tìm hiểu của PV, bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, một số tiểu thương bị mắc lừa đã bỏ tiền mua kiốt buôn bán họp chợ khu vực trên mà không hề hay biết đây là khu chợ không có phép. Chưa nói về việc không có giấy phép hoạt động chợ đầu mối, nguyên việc tự ý cắm biển, tự ý họp chợ và tự ý gắn mác Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì việc vi phạm pháp luật ở đây đã vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề này cần được giải quyết dứt điểm, tránh hệ lụy về sau.
Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, một số bà con phản ánh về khu đất công trên vì sao bị một số đối tượng san lấp trái phép, dựng container treo biển giao dịch và xây trái phép một số kiốt... thì được đối tượng tên Đại (người địa phương) trả lời đang xây dựng chợ đầu mối để hút các khu chợ khác từ nội đô về.
Theo điều tra của chúng tôi, để tạo lòng tin cho bà con địa phương, đã có hàng chục tiểu thương từ thành phố về xem xét khu chợ “trên giấy” này và tiến hành các giao dịch “ngầm” mua bán. Hoạt động này diễn ra khá sôi động, khi người của Đại còn luôn rêu rao, sẽ xin được giấy phép cho khu chợ trên hoạt động.
Trong khi đó, bà Lê Thị Hà - Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai - đã khẳng định, không có chuyện huyện chủ trương mở chợ đầu mối tại khu vực trên, nếu doanh nghiệp hay tổ chức nào vào đầu tư thì phải có phê duyệt của cấp thẩm quyền. Theo quy định, chợ đầu mối phải qua cấp thành phố phê duyệt và cấp phép, rồi sau đó mới bàn giao về địa phương quản lý.
Phạt chủ đầu tư 600 triệu rồi cho công trình sai phép tồn tại?
Cơ quan chức năng Đà Nẵng chỉ cấp phép cho chủ dự án khách sạn 7 Seven Sea xây dựng 1 tầng hầm và 18 ... |
Không "mềm dẻo" với các biệt thự lấn biển xây sai phép
Các biệt thự xây dựng không phép và sai phép ở dự án The Song quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng phần xây vượt quy ... |