Thị trường hội nhập, mở cửa nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu và bị 'dìm' ngay trên sân nhà.
Thảo luận tại hội trường về Luật cạnh tranh sửa đổi sáng 15/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi luật này trong bối cảnh hiện nay, khi hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đang vấp phải cạnh tranh khốc liệt trong giữ thị phần ngay trên chính thị trường trong nước.
"Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi nước mắt vì bị mất thị trường ngay trên chính quê hương mình, ngay cả khi được nước ngoài chào mua lại với giá ba đời ăn không hết”, ông nói.
Lo lắng của ông Nghĩa nêu trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài nhưng "hàng trăm tỷ đô la xuất khẩu mỗi năm, hàng trăm tỷ đô la đầu tư FDI, hàng trăm tỷ đô la đầu tư gián tiếp 20 năm qua đã đem lại gì cho nội lực nền kinh tế Việt Nam?".
Đơn cử trong lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là cuộc cạnh tranh thị phần ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, đại biểu TP HCM quan ngại, "doanh nghiệp nội đang từng bước bị loại khỏi thị trường trong nước và các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam hầu như bất lực trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ ngoại".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa lo lắng sự lấn sân và cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp ngoại tại thị trường trong nước. |
Các doanh nghiệp mình bị hạch sách, nhũng nhiễu, nhiều trường hợp không có phong bì không qua được các cửa ải hành chính, trong khi những vụ trốn thuế, chuyển giá, lạm dụng vị trí độc quyền... của doanh nghiệp ngoại lại không được kịp thời ngăn chặn. "Thật đau lòng khi con em chúng ta thuộc nhạc ngoại, mê phim ngoại, thần tượng ca sỹ, diễn viên ngoại, để tóc, ăn uống theo phong cách ngoại trong khi đó không biết những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử Việt Nam", ông nói.
Chia sẻ quan điểm này đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng vấn đề quan trọng cơ bản trong sửa đổi Luật cạnh tranh bình đẳng trong phát triển kinh tế, luật phải hoàn thiện các quy định kiểm soát cạnh tranh, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh. Dẫn ví dụ về sự thống lĩnh của doanh nghiệp ngoại - CGV trong lĩnh vực điện ảnh, rạp chiếu, ông Cương cho hay, "doanh nghiệp này đang có biểu hiện kinh doanh trái phép, chèn ép doanh nghiệp Việt".
"Các nhà làm phim Việt Nam không dễ đưa phim của mình ra rạp, bởi hệ thống rạp gần như rơi vào tay doanh nghiệp ngoại. Trường hợp này, doanh nghiệp Việt dù có liên kết lại với nhau thành bó đũa, cũng khó có thể cạnh tranh với đối thủ ngoại", ông Cương nhìn nhận, đồng thời nhấn mạnh, "việc sửa đổi Luật Cạnh tranh lần này phải tạo ra căn cứ mới, rõ ràng, khắc phục tình trạng bỏ lọt, khó chứng minh hành vi vi phạm cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cũng cho rằng phạm vi điều chỉnh mở rộng hơn cả các lĩnh vực liên quan tới kinh tế, chứ không đơn thuần chỉ trong lĩnh vực kinh tế, vì thực tế lĩnh vực văn hoá cũng phát sinh những vụ vi phạm cạnh tranh.
Để thấy được vị trí thống lĩnh, lạm quyền kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, cần xem xét, đánh giá theo cả chuỗi, chứ không thể cắt khúc, phân mảnh. Đơn cử trong lĩnh vực điện ảnh, cả 4 yếu tố sản xuất, phát hành, chiếu và hệ thống rạp phim... mới tạo ra lợi nhuận của bộ phim và cho thấy được vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trong ngành. Nếu chỉ soi xét riêng khía cạnh rạp chiếu, phát hành thì chưa thể thấy được vị trí chiếm lĩnh, \'bao sân\' của doanh nghiệp.
"Luật sửa đổi phải đưa ra các quy định xem xét theo cả chuỗi chứ không phân khúc, cắt mảnh", ông nói.
Những bất cập trong quản lý cạnh tranh nêu trên, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, không chỉ riêng Luật cạnh tranh giải quyết mà còn bằng nhiều chính sách, biện pháp phòng hộ khác. Tuy nhiên ông vẫn kỳ vọng, "cần có biện pháp đột phá trước khi thực trạng trên trở nên không còn cứu vãn được nữa".
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, luật sửa đổi lần này đã đưa ra khái niệm đảm bảo tính thống nhất về cạnh tranh bền vững, bình đẳng. "Luật cạnh tranh đảm bảo yếu tố vận hành cạnh tranh trên cơ sở nền tảng hậu kiểm, kết hợp giữa tư duy pháp lý và kinh tế. Không có vấn đề gì đáng quan ngại trong chống vi phạm cạnh tranh", ông nói, và nhấn mạnh, ban soạn thảo sẽ rà soát lại với những luật chuyên ngành liên quan để đảm bảo luật cạnh tranh mang tính nền tảng.
Đại gia kín tiếng Vũ Quang Hội thắng cuộc, Đặng Thành Tâm bị loại
Hàng loạt các doanh nghiệp đang tận dụng dòng vốn khổng lồ trong và ngoài nước để thực hiện chiến lược mở rộng quy mô, ... |
Tổng Thanh tra nói về chuyện Chủ tịch Bạc Liêu bị phê bình
Một doanh nghiệp có đơn tố cáo và Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu sớm xác minh từ một năm trước, nhưng ... |
Nhiều BOT bán vé tháng không sòng phẳng: Lợi ích nhóm?
Việc thu vé như trên là có lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật giúp chủ đầu tư hưởng lợi mấy lần trên lưng doanh ... |
(https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/ong-truong-trong-nghia-doanh-nghiep-roi-nuoc-mat-vi-bi-mat-thi-truong-tren-san-nha-3670784.html)