NSND Thanh Vân: Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam là \'minh bạch dối trá\'

Trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng 21/9, NSND Thanh Vân bức xúc cho rằng việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam là "minh bạch dối trá".

nsnd thanh van co phan hoa hang phim truyen viet nam la minh bach doi tra Thứ trưởng Bộ VH: \'Doanh nghiệp động đến đất vàng hãng phim, sẽ xử lý\'
nsnd thanh van co phan hoa hang phim truyen viet nam la minh bach doi tra 4 mảnh \'đất vàng\' của Hãng phim truyện Việt Nam có giá bao nhiêu?

Sau nhiều ngày ồn ào về việc Công ty TNHH MTV Hãng phim Truyện Việt Nam bị biến thành nơi bán bún, bán phở. Đồng thời với đó là những bức xúc của các cán bộ, công nhân viên, nghệ sĩ khi công ty đi vào hoạt động cổ phần hóa sau hơn 2 tháng, sáng 21/9, Hội Điện ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ đã tổ chức buổi họp mặt báo chí.

Tại buổi gặp mặt, theo như lời Nhà văn Chu Lai thì khán phòng nhỏ ấm cúng nhưng đầy nước mắt, Thanh Vân khóc, Quốc Tuấn khóc, Xuân Sơn khóc… tại đây tất cả những tình cảm cũng như sự bức xúc của các nghệ sỹ được giãi bày.

Nhà văn Chu Lai nói: "Bi kịch của Việt Nam là có quá nhiều thứ đặt không đúng chỗ, quá nhiều nhá nhem tối sáng. Tổng công ty đường thủy không đủ nhân cách và tư cách để sở hữu một hãng phim có bề dày như hãng phim Việt Nam."

Nghệ sỹ Quốc Tuấn cho hay, Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) không chỉ là nơi anh chị em làm việc mà đây là cái nôi của điện ảnh Việt Nam, là nơi đã đi theo suốt cả quá trình đấu tranh của đất nước. Ở đây có những tác phẩm mà bao giờ có thể làm lại đc nữa, không những thế những xuất thân từ đây đã đạt được những giải thưởng danh giá ơ tầm quốc tế, được ban bè quốc tế biết đến.

Do đó, với việc cổ phần hóa không minh bạch như hiện nay đang đẩy hãng phim truyện đứng trên bờ vực phá sản, gây ảnh hưởng đến thương hiệu điện ảnh việt nam và đông đảo anh chị em nghệ, cũng như khán giả yêu quý đồng hành cùng Hãng phim thời gian qua.

nsnd thanh van co phan hoa hang phim truyen viet nam la minh bach doi tra
Đạo diễn Quốc Tuấn bức xúc trong cuộc gặp sáng 21/9.

Bức xúc về tình trạng của Hãng phim sau khi cổ phần hóa, NSND Trà Giang chia sẻ, một xưởng phim không chỉ là cơ sơ vật chất mà chính là anh em cán bộ và hơn 400 bộ phim làm ra trong mấy chục năm qua, đó là xương máu, là tâm huyết của anh em nghê sĩ. Cổ phần hóa là đúng với chủ trương, song cần thiết phải xem xét lại để cổ phần đúng để giữ được cái nôi điển ảnh, để đây thật sự là cơ sở hoạt động điện ảnh mới.

Đồng tình với quan điểm của NSND Trà Giang, NSND Đoàn Dũng nói trong nghẹn ngào, nền điện ảnh Việt Nam có được ngày hôm nay chính là xuất phát từ đây. Đành rằng là cơ chế thị trường nhưng đây được coi là nội hàm của nghệ thuật ghi đấu ấn lớn, nằm trong địa chỉ đỏ của thế giới, biết bao nhiêu phim tư liệu quý giá xuất phát từ đây. “Tiền rất quý nhưng không thể đánh đổi bằng giá trị tinh thần cốt lõi, nếu không sẽ giết chết nền nghệ thuật đang cần củng cố”.

Việc cổ phần hóa là một tất yếu theo lộ trình đã định. Nhưng việc hãng phim “rơi” vào tay một ông chủ xa lạ với ngành điện ảnh - nhà đầu tư chiến lược, Tổng Công ty Vận tải thủy là chuyện lạ, nhất là khi thương hiệu của VFS bị tính giá trị bằng 0 - nghĩa là chẳng có giá trị gì.

NSND Nguyễn Thanh Vân gọi đây là sự “minh bạch dối trá”. Việc này như một cú đánh mạnh vào cảm xúc, danh dự, uy tín, sự hy sinh và những thành quả đóng góp của VFS với lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua, đồng thời như một sự xúc phạm tinh thần với những người đã gắn bó với VFS qua các thời kỳ.

nsnd thanh van co phan hoa hang phim truyen viet nam la minh bach doi tra
NSND Nguyễn Thanh Vân gọi đây là sự “minh bạch dối trá”

Được biết, sau 2 tháng cổ phần hóa, cơ sở vật chất của VFS bị xáo trộn như sáp nhập phòng biên kịch, đạo diễn, quay phim, thiết kế mỹ thuật vào một phòng gọi tên là Phòng nghệ thuật, 24 người bị dồn vào một phòng chưa đầy 20 m2.

Trong khi kho đạo cụ, phục trang vốn là tài sản gắn liền với hoạt động của Hãng cũng bị chuyển đến các kho của Công ty Vận tải thủy cách 40 km với mục đích lấy các phòng cho thuê kinh doanh.

Chưa kể, toàn bộ kịch bản quý giá của các biên kịch gạo cội từ khi Hãng được thành lập với bộ phim đầu tiên Chung một dòng sông - bộ phim đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển đến các bộ phim nhựa khác gây tiếng vang đều bị đem đi gửi ở Viện phim Việt Nam khiến chiếc tủ đựng kịch bản của phòng biên kịch trống trơn…

Không những thế, sau hai tháng cổ phần, Tổng Công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã không giữ đúng cam kết về trả lương cho cán bộ công nhân viên. Mức lương không theo một căn cứ nào, gây bất bình cho cán bộ, công nhân viên.

Trao đổi tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải cho rằng, có 3 vấn đề cần thiết phải được xem xét lại.

Thứ nhất là cách ứng xử của nhà đầu tư với anh xem nghệ sĩ trong việc bố trí cơ sở vật chất, chế độ tiền lương... Theo ông Hải, đây là điều không thể chấp nhận được. Thứ hai là vấn đề thương hiệu. Một hãng phim mà còn là cánh chim đầu đàn của điện ảnh Việt Nam, gồm những nghệ sĩ tiêu biểu nhất tạo dựng nên thương hiệu nền diện ảnh cách mạng nhưng đang lụi dần. Thứ ba là nhận thức của những người có trọng trách và ban chỉ đạo cổ phần hóa trong việc phát triển hãng phim.

Bởi với hơn 400 tác phẩm được tạo ra là đi theo định hướng văn hóa văn nghệ của Đảng và phục vụ tốt cho công tác tư tưởng của Đảng. Do đó, không thể đánh giá giá trị thương hiệu bằng 0.

Đông đảo các nghệ sỹ cũng cho biết, họ không chống chủ trương cổ phần hóa, thậm chí hết sức ủng hộ vì đó là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, quy trình cổ phần hóa phải được thực hiện phù hợp, minh bạch để thúc đẩy sự làm phim và giữ gìn cái nôi của điện ảnh Việt Nam.

http://vtc.vn/nsnd-thanh-van-co-phan-hoa-hang-phim-truyen-viet-nam-la-minh-bach-doi-tra-d351595.html

/ Bảo Văn / VTC News