Những quan niệm sai lầm khi lễ chùa đầu năm mới

Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt. Có điều, nhiều người đang có quan niệm sai lầm khi cho rằng đến chùa để cầu lợi lộc, tiền bạc và có những hành động phản cảm ở chốn linh thiêng.

nhung quan niem sai lam khi le chua dau nam moi

Khách đến lễ ở tượng đài Quán thế âm (Thừa Thiên-Huế) vào dịp xuân Mậu Tuất. Du khách mang theo chai nước và hương. Sau khi lễ xong, các chai nước vương vãi khắp nơi. Ảnh: Zing

Đến chùa có nên cầu lợi lộc?

Vào dịp đầu xuân, mỗi người dân thường tìm về chốn linh thiêng để cầu bình an, may mắn cho năm mới. Tại Hà Nội, ngay khi vừa bước sang thời khắc Giao thừa, đón năm mới Mậu Tuất 2018, các khu vực đình, chùa đã “nêm” người tới lễ. Tại các nơi thờ tự ở TPHCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng tấp nập du khách tới du xuân, cầu bình an.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những hình ảnh không đẹp mắt. Người người chen chúc rải tiền lẻ khắp nơi để cầu lợi lộc. Có nơi, còn xảy ra tình trạng “người về rác ở lại”, hay nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật với quan niệm Phật sẽ ban nhiều tài lộc trong năm mới.

Theo Thượng tọa Thích Thanh Huân - Phó văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Pháp Vân, đi lễ chùa đầu năm là dịp để con người tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống, bỏ qua những hận thù, để cầu chúc cho một năm mới an lành. Việc nhiều người có quan niệm đi lễ chùa để cầu xin tiền tài, phúc lộc, thăng quan tiến chức… là không đúng với giáo lý nhà Phật.

Theo quan điểm của Phật giáo, chùa không phải nơi xin xỏ, ban phát lợi lộc. Bởi giáo lý của Phật giáo không dạy con người tham lam. Đến chùa chỉ nên cầu bình an, tự nhắc nhở mình phải sống hướng thiện.

Ngoài ra, có gia đình đi lễ quá coi trọng lễ vật, đốt nhiều tiền vàng vì cho rằng lễ vật càng to càng được phù hộ và xin được càng nhiều tài lộc. Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, quan niệm như vậy là không đúng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của mỗi người khi tìm về chốn linh thiêng.

“Đi lễ chùa, chỉ cần thắp một nén tâm hương, chắp tay hướng về phía Phật để tâm được thánh thiện. Hơn nữa, không phải cứ đi lễ Phật, cầu xin Phật là mọi thứ sẽ được như ý. Con người muốn bình an, hạnh phúc thì trong cuộc sống thường ngày phải làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Muốn ấm no, hạnh phúc không có gì khác ngoài việc phải nỗ lực lao động chân chính. Chẳng thần Phật nào chứng giám cho lòng tham, không cần làm vẫn có được tài lộc” - GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Đi lễ chùa cần chuẩn bị tâm thế

Năm nào cũng vậy, đi lễ đầu xuân luôn là cuộc hành xác, chen chân của đám đông, kéo theo đó là những hình ảnh phản cảm. Người dân thi nhau cúng bái với lễ vật thật to, đốt thật nhiều vàng mã.

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng điều này gây lãng phí và không phù hợp với tín ngưỡng. Ông đưa ra lời khuyên: Mỗi người cần phải chuẩn bị tâm thế khi đi lễ chùa. Tâm thế đó là cách ứng xử, ăn nói, đi đứng, cách dâng hương hoa, cúng bái... Cần ăn mặc lịch sự, trang nghiêm, không chen lấn xô đẩy nơi linh thiêng, không dâng đồ lễ mặn ở cửa Phật.

Ngoài ra, người dân cũng không nên đặt tiền lẻ lên các ban hay vào tay Phật. Điều này khiến việc hành lễ trở nên trần tục. Nhà nghiên cứu văn hóa này cũng nhắn nhủ: "Đừng vì lòng tham, sự vụ lợi mà vật chất hóa đời sống tâm linh".

nhung quan niem sai lam khi le chua dau nam moi Nhan nhản thiếu nữ mặc váy ngắn cũn cỡn đi lễ chùa Bái Đính 2018

Có mặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) vào mấy ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018 vừa qua, “đập vào mắt“ du khách thập phương ...

nhung quan niem sai lam khi le chua dau nam moi Nhức mắt với các chị em mặc thiếu vải, váy ngắn cũn đi chùa đầu năm

Đi lễ đầu năm cầu bình an, may mắn là một phong tục tốt đẹp, nhưng với nhiều chị em, trang phục hở hang thiếu ...

nhung quan niem sai lam khi le chua dau nam moi Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người ...

nhung quan niem sai lam khi le chua dau nam moi Người Hà Nội chen chân cầu lộc, xin chữ đầu năm

Các ngôi chùa nổi tiếng và Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm đông khách nhất những ngày này khi thường xuyên rơi vào ...

/ https://laodong.vn