Khoảng 7 triệu khách Trung Quốc sẽ tới 500 điểm du lịch tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch.
Cuộc "xuân vận" năm nay của người Trung Quốc bắt đầu từ 21/1 tới 1/3, với gần 3 tỷ chuyến đi của người dân về quê ăn Tết hoặc đi du lịch.
Ctrip, trang dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu Trung Quốc, dự đoán khoảng 70% người dân Trung Quốc sẽ đi du lịch trong kỳ nghỉ xuân, tạo động lực cho các khách sạn nâng cấp cơ sở vật chất và dịch vụ để thu hút khách du lịch gia đình. Trong đó, khoảng 7 triệu khách Trung Quốc sẽ tới 500 điểm du lịch tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch.
Hành khách đợi làm thủ tục tại nhà ga Tây Bắc Kinh vào 21/1. Ảnh: Zou Hong/China Daily.
Từ cuối 2018, chính phủ đất nước tỷ dân đưa 10 tuyến đường sắt mới vào hoạt động, mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc lên tới 29.000 km. Hệ thống phương tiện công cộng của Trung Quốc cũng ứng dụng nhiều công nghệ mới để hoạt động hiệu quả hơn trong suốt kỳ "xuân vận" mỗi năm.
Năm nay, một số nhà ga tại phía nam tỉnh Quảng Châu đi đầu trong chương trình hành khách không cần vé để di chuyển. Thay vì mua vé online và nhận tại nhà ga, hành khách hiện nay có thể quét mã QR trên điện thoại và trả tiền vé.
Tiếp viên đường sắt Liu Lu tặng quà cho khách. Ảnh: Zhang Duan/Xinhua.
Huang Xiaozhong, phó giám đốc ga Đông Quảng Châu, cho biết hành khách có thể đăng ký qua hệ thống Alipay và nhận mã QR có giá trị trong 3 giờ.
"Thanh toán bằng QR chỉ mất vài phút so với 20 - 30 phút thông thường khi khách phải mua vé, nhận vé và vào ga theo phương thức truyền thống", Wang Lihui, một nhân viên bán vé cho hay. Wang nhận định phương thức thanh toán mới giảm tải những đám đông trước quầy bán vé và máy lấy vé tự động.
Hành khách dùng hệ thống nhận diện khuôn mặt và thẻ căn cước để check-in tại nhà ga ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc vào 16/1. Ảnh: IC.
Hệ thống hàng không Trung Quốc dự kiến thực hiện 532.000 chuyến bay trong suốt kỳ "xuân vận" kéo dài tới 40 ngày, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Wang Zhenghua, người sáng lập hãng bay giá rẻ Spring Airlines, vẫn nhớ cảnh người dân Trung Quốc xếp hàng dài tới một km để mua vé tại nhà ga Thượng Hải, với hy vọng có vé về nhà. "Ít người dám nghĩ tới chuyện đi máy bay về nhà khi tôi mới mở ra hãng hàng không vào năm 2004", ông Wang chia sẻ.
Tuy nhiên, vé máy bay khứ hồi năm nay được nhiều khách đặt trước từ 3 đến 4 tháng, dù hãng thông báo tăng cường tới 1.600 chuyến để phục vụ thời gian cao điểm.
Giá vé dịp lễ Tết luôn tăng cao do nhu cầu đi lại lớn. Cuộc "xuân vận" trước đây chủ yếu dịch chuyển theo xu hướng người dân rời các thành phố lớn trước kỳ nghỉ, và quay lại làm việc sau đó.
Tuy nhiên, một xu hướng đảo ngược bắt đầu gia tăng khi các gia đình chọn đoàn tụ tại các thành phố lớn. Công nhân thành phố nhận thấy giá vé từ quê nhà tới các thành phố dịp trước Tết rẻ hơn rất nhiều.
Zhang Lan, người làm việc tại một trung tâm dịch vụ ở Thượng Hải, tiết lộ bố mẹ sẽ bay từ Trùng Khánh tới thăm cô vào dịp Tết năm nay.
"Nếu tôi bay về nhà ở Trùng Khánh, tôi phải mua vé với giá thấp nhất là 3.500 nhân dân tệ (gần 520 USD). Nhưng nếu cả bố mẹ tôi từ quê bay tới đây, giá vé chỉ 2.400 tệ cho hai người (hơn 350 USD)", Zhang nói.
Cô tính đi làm thêm giờ vào dịp Tết để dành ngày nghỉ cho đợt lễ sau. Khi rảnh, cô sẽ đưa bố mẹ đi thăm thú Thượng Hải.
Trung Quốc bắt giữ công dân Australia gốc Hoa: Bộ trưởng Quốc phòng Australia lên tiếng
Bộ trưởng Quốc phòng Australia ngày 28/1 tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy vụ bắt giữ công dân Australia gốc Hoa của ... |
Tốn tới 58 năm xây dựng nhưng đây vẫn là con đường hiểm trở nhất Trung Quốc
Con đường này cũng được mệnh danh là nơi khó xây dựng nhất Trung Quốc, thậm chí nó đã tiêu tốn đến 1 tỷ nhân ... |
Công ty Trung Quốc dựng cả tháp tiền thưởng Tết nhân viên
Các công nhân phải dùng thang nhẹ để xếp tiền vì quá nhiều. |
Công dân Canada bị bắt tại Trung Quốc với cáo buộc lừa đảo hàng trăm triệu USD
Nhân viên ngân hàng báo cảnh sát do nghi ngờ người đàn ông Canada giả mạo giấy tờ để lấy tiền từ tài khoản của ... |