Năm 2019 sẽ đưa vào ngân sách 30% lãi sau thuế của Viettel

Khác với mọi năm, từ năm sau, lợi nhuận của Viettel được giữ lại để bố trí chi cho đầu tư thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 với 86,19% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Theo nội dung Nghị quyết, từ năm 2019, đưa 32% tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà và lợi nhuận được chia từ Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) và 30% lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vào ngân sách Trung ương.

Cụ thể, khoản thu cân đối ngân sách với 32% lãi dầu, khí nước chủ nhà sẽ được bố trí chi đầu tư phát triển các dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

30% khoản lãi sau thuế của Viettel được chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cho Bộ Quốc Phòng, để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2017, Viettel đạt tổng lợi nhuận gần 44.000 tỷ đồng.

nam 2019 se dua vao ngan sach 30 lai sau thue cua viettel
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Nhật Bắc

Ngân sách được thâm hụt hơn 220.000 tỷ đồng

Ngoài ra, Quốc hội cũng "chốt" tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tổng chi trên 1,6 triệu tỷ. Mức bội chi ngân sách là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Trong đó, ngân sách Trung ương được phép thâm hụt 209.500 tỷ (khoảng 3,4% GDP), còn ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng (0,2% GDP). Tổng vay của ngân sách Nhà nước hơn 425.250 tỷ đồng.

Tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2019 không quá 40.000 tỷ đồng để đầu tư cho các chương trình, dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

"Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi và giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia", Nghị quyết nêu.

Mặt khác, các nguồn thu từ hoạt động xổ số vẫn tiếp tục được chi cho đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế công lập, xây dựng nông thôn mới...

Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng

Quốc hội cũng thống nhất mức tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng một tháng từ 1/7/2019. Mức này tăng 100.000 đồng so với lương cơ sở hiện tại của người lao động.

Trong đó, ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công với cách mạng...

Ngân sách địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% để chi trả lương tăng thêm do tăng lương cơ sở; 50% còn lại cho các chính sách an sinh xã hội.

Nguyễn Hoài

nam 2019 se dua vao ngan sach 30 lai sau thue cua viettel Coi ngân sách là "tiền chùa" nên lãng phí

ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa chỉ rõ tình trạng coi ngân sách là tiền chùa nên sử dụng lãng phí, xây dựng trụ sở được ...

nam 2019 se dua vao ngan sach 30 lai sau thue cua viettel Sáng nay Quốc hội thảo luận về ngân sách Nhà nước và đầu tư công

Ngoài thảo luận về ngân sách Nhà nước, Quốc hội cho ý kiến đánh giá giữa kỳ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công ...

/ VnExpress