Mỹ sẽ làm gì trước cảnh Thổ Nhĩ Kỳ-Kurd "huynh đệ tương tàn" ở Syria?

Ngay lúc này, chính quyền Trump sẽ phải thực hiện 3 giải pháp để dung hòa lợi ích của Mỹ với cả hai đồng minh người Kurd lẫn Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

my se lam gi truoc canh tho nhi ky kurd huynh de tuong tan o syria
Giữa lúc Chính phủ Mỹ đóng cửa vào tuần trước, hai đồng minh của Mỹ ở Syria lao vào cuộc chiến.

Khi Chính phủ Mỹ đóng cửa cuối tuần trước, hai đồng minh chủ chốt của Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở Syria - bắt đầu chiến đấu chống lại nhau.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã cố gắng có một động thái cân bằng tinh tế xung quanh tình trạng khó xử trên bằng việc nói sẵn sàng phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết những quan ngại an ninh “hợp pháp” của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi kêu gọi sự kiên nhẫn từ phía người Kurd.

Câu hỏi đặt ra ở đây là chính sách của Mỹ để tháo gỡ xung đột giữa hai bên là gì và chính quyền Donald Trump sẽ phải làm thế nào?

Mỹ hiện tại đã phần nào công khai về chính sách của mình ở Syria.

Thứ nhất, cuộc nội chiến ở quốc gia này nên được giải quyết thông qua một tiến trình chính trị do Liên Hợp Quốc dẫn đầu, cùng với việc nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad cần phải rời bỏ quyền lực. Và thứ hai, ảnh hưởng của Iran ở Syria cần được giảm bớt.

Mục tiêu đầu tiên của Mỹ đã đáp ứng hai mục tiêu chính của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2011: Loại bỏ Assad và thống nhất Syria, không có vùng tự trị của người Kurd nào được lập nên.

Mặc dù mục tiêu phế truất Tổng thống Assad không còn được đặt lên hàng đầu, nhưng mục tiêu tối quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề người Kurd vẫn cần phải được giải quyết.

Mặc dù nhiều lần bất đồng trong khối các nước phương Tây nhưng về cơ bản chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan có chung định hướng cơ bản với Mỹ và Châu Âu, cũng như các nước Ả Rập khác.

Tuy nhiên, định hướng chung này vẫn còn khúc mắc lớn khi Washington vẫn ủng hộ Liên minh Đảng Dân chủ Người Kurd (PYD) và Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) hay cụ thể hơn là Lực lượng Phòng vệ Syria (SDF) mà chiến binh người Kurd chiếm đa số.

Thổ Nhĩ Kỳ không vui vì điều này khi đang mắc kẹt trong một trận chiến bế tắc với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà nước này cáo buộc là khủng bố và có liên hệ với lực lượng người Kurd ở Syria.

Mỹ gặp khó khăn trong việc thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ rằng sự ủng hộ của mình cho PYD và SDF chỉ duy nhất cho mục đích chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mà không hứa hẹn sẽ hậu thuẫn các nhóm này trở thành thế lực đe dọa Ankara ở Syria.

Một loạt các sai lầm của Mỹ ở mọi cấp độ đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn, trong đó có cựu Phó Tổng thống Joe Biden từng hứa hẹn với người Thổ Nhĩ Kỳ rằng PYD sẽ rút khỏi sông Euphrates; Lời hứa của Tổng thống Trump về việc ngừng cấp vũ khí cho người Kurd và một thông báo không khác gì “châm ngòi vào lửa” của Lầu Năm Góc trong tháng này rằng Mỹ sẽ thúc đẩy SDF trở thành lực lượng mạnh mẽ hơn ở vùng biên giới.

Do đó Washington đang rơi vào chiếc hố sâu rất khó để thoát ra.

my se lam gi truoc canh tho nhi ky kurd huynh de tuong tan o syria
Mỹ sẽ cần làm trung gian xoa dịu cuộc xung đột giữa người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đã có những động thái xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ được Washington tiến hành, trong đó Ngoại trưởng Tillerson cố gắng ca ngợi vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, cam kết hợp tác với Ankara và ngầm chỉ trích mục đích của SDF và PYD đang “đe dọa” các nước láng giềng (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhưng giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ phải trải qua một con đường khá khó khăn để dung hòa lợi ích của Mỹ với cả hai đồng minh người Kurd lẫn Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

Mỹ cần làm gì

Bước đầu tiên, Tổng thống Trump sẽ cần khuyến khích PYD giữ khoảng cách xa hơn với PKK, trong khi nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ rằng PYD vẫn thực hiện cam kết từ năm 2012 sẽ không có bất kỳ hành động xúi giục hay cung cấp vũ khí cho PKK hoạt động gây mất an ninh bên trong lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Cần phải nhớ rằng, hồi năm 2015, Ankara và PYD từng hợp tác rất vui vẻ với nhau trong việc thúc đẩy các hoạt động quân sự chống IS ngay trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Lãnh đạo lúc bấy giờ của PYD Salih Muslim từng là vị khách quý của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Bước thứ hai, Washington cần nối lại các kênh thảo luận trực tiếp giữa PYD và Thổ Nhĩ Kỳ; giữa PYD với các nhóm mà Ankara hậu thuẫn. Đây sẽ là động thái được chính người Kurd hoan nghênh.

Cựu phát ngôn viên châu Âu của PYD, Nawaf Khalil từng công khai kêu gọi một cam kết “cân bằng” của Mỹ đối với tất cả các đồng minh trong và xung quanh Syria.

Bước đi thứ ba sẽ khó khăn hơn, nhưng là bước đi cần thiết nhất. Đó là trấn an Thổ Nhĩ Kỳ một cách cụ thể hơn Ngoại trưởng Tillerson vừa làm, rằng Mỹ sẽ cực lực phản đối bất kỳ ý định tự trị hay mở rộng lãnh thổ của người Kurd ở Syria và bất kỳ sự phối hợp nào giữa PYD và PKK gây náo loạn bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Đổi lại, Mỹ cũng trấn an người Kurd ở Syria rằng Washington sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn mọi cuộc xâm nhập của Thổ Nhĩ Kỳ hay các hoạt động quân sự nào khác nhắm vào cộng đồng người Kurd ở miền Đông Syria.

Cùng với đó, tiếp tục sự hiện diện của Mỹ tại nơi đây như một cam kết lâu dài.

Trong tương lai gần, Mỹ có thể dùng các phương thức trên để lập nên một liên minh không chính thức trong khu vực nhằm vớt vát lợi ích còn lại ở Syria, giữa bối cảnh nước này không còn nhiều ảnh hưởng.

my se lam gi truoc canh tho nhi ky kurd huynh de tuong tan o syria

Phiến quân Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ dọa tấn công lính Mỹ

10.000 phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ tuyên bố sẵn sàng giao chiến với quân Mỹ trong chiến dịch tấn công thành ...

my se lam gi truoc canh tho nhi ky kurd huynh de tuong tan o syria

Đức ngừng chuyển xe tăng cho Thổ Nhĩ Kỳ vì chiến dịch ở Syria

Chính phủ Đức khẳng định sẽ không chuyển xe tăng Leopard tới khu vực xung đột, khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào lãnh thổ ...