Xin giới thiệu bài phân tích của chuyên gia Nga Boris Djerelievski với tiêu đề trên về những động thái mới đây và các kế hoạch của Mỹ liên quan đến Afganistan.
Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 23/12/2018. Các ảnh không chú thích trong bài là của tác giả.
Người Mỹ không chỉ rút quân khỏi Syria. Các nguồn tin ngoại giao cho biết là chỉ trong vài tháng tới đây lực lượng Mỹ (tại Afganistan) sẽ giảm xuống còn 7.000 tay súng, có nghĩa là cắt giảm một nửa (so với hiện nay).
Thêm nữa, lực lượng được cắt giảm không chỉ gồm các chiến binh đặc nhiệm trực tiếp tham gia vào các hoạt động tác chiến, mà còn cả các quân nhân Mỹ đang được huy động thực hiện sứ mệnh hỗ trợ các lực lượng vũ trang Afganistan trong khuôn khổ chiến dịch “Resolute Support Mission”- (chiến dịch hỗ trợ và huấn luyện các lực lượng vũ trang chính phủ Afganistan của Mỹ và NATO bắt đầu từ 1/2/2015-ND).
Các nguồn tin từ Kabul (Afganistan) cho biết là người Mỹ đã giải thích với đồng minh Cabul về quyết định trên của mình là: để Kabul có nhiều quyền tự do hành động và ít phụ thuộc hơn vào sự hỗ trợ của Phương Tây.
Nhưng có rất ít khả năng là “quyền tự do và độc lập” sắp được nhận này có thể làm cho chế độ Kabul thực sự vui mừng.
Tiến trình cắt giảm quân số lực lượng chiếm đóng (Mỹ) trên đất Afganistan được khởi động từ thời Barak Obama đã dẫn đến kết qủa là hai phần ba (2/3) diện tích lãnh thổ và 60% dân số Afganistan hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng phong trào Taliban.
Và nếu nói cho chính xác hơn, thì chính quyền Kabul chỉ kiểm soát trên thực tế các thành phố lớn và các khu vực lãnh thổ quanh các căn cứ quân sự của lực lượng quân chính phủ và lực lượng chiếm đóng.
Những nỗ lực đánh sập sức mạnh đang này càng lên của Phong trào Taliban bằng sự hỗ trợ của tổ chức khủng bố IS cũng đã không đem lại kết quả. Tư tưởng “Thánh chiến toàn cầu” đã không được những người Afganistan theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ.
Những “phần tử Taliban đã bị đánh bại” đã tiến hành một loạt các chiến dịch tấn công vào quân chiếm đóng và lực lượng Quân đội Chính phủ Kabul trên khắp lãnh thổ Afganistan.
Thêm nữa, các hoạt động quân sự của quân Taliban đã không còn nằm trong khuôn khổ chiến thuật chiến tranh du kích như cài mìn, đột kích các đồn và tấn công các nhóm tuần tiễu. Các chiến binh Taliban đã chuyển sang áp sụng chiến thuật binh chủng hợp thành, kiểm soát nhiều huyện, tấn công các đồn cánh sát và căn cứ quân sự, chiếm giữ các thành phố.
Nói một cách nghiêm túc, thì hiện nay Taliban vẫn đang tiếp tục các hoạt động tấn công, tuy với cường độ không mạnh như trước và thực tế đó cho thấy rõ một điều là liên quân NATO không thể duy trì được quyền kiểm soát nước này.
Thêm nữa, những chiến thắng quân sự của Taliban đã tạo ra “hiệu ứng Domino”. Khi nhận ra sức mạnh của Taliban, ngày càng có nhiều bộ tộc và lực lượng vốn trước đây giữ quan điểm trung lập hoặc trung thành với Kabul chạy sang hàng ngũ Taliban và điều đó làm cho quân chiếm đóng và chính phủ Kabul ngày càng sa lầy.
Cả Mỹ và các đồng minh của Mỹ đơn giản là đã không còn đủ sức để chặn đứng Taliban. Và như vậy có nghĩa là đã đến lúc rút chân ra khỏi đây (Afganstan)
Thượng nghị sỹ (Mỹ) Lindsey Graham, mới cách đây không lâu còn là một cộng sự rất thân cận của Trump và cũng là bạn chơi golf của ông này đã chỉ trích mạnh mẽ D.Trump về ý định rút quân khỏi Afganistan.
Graham cho rằng dự định đó cuối cùng có thể dẫn đến “một cuộc tấn công vào Mỹ như những gì đã xảy ra ngày 11/9/2001”. “Tôi tin rằng Ngài (D.Trump) đang đi trên con đường dẫn tới một sai lầm tương tự như sai lầm của Barak Obma tại Iraq”. Graham đã viết như vậy trong thông điệp gửi D.Trump trên trang Twitter của mình.
Ông (Lindsey Graham) là người không am hiểu sâu về các vấn đề quân sự và các vấn đề Trung Á, và vì thế có thể hiểu được nhận định trên của ông. Nhưng sếp của Lầu Năm Góc là James Mattis mới đầu tháng 12 vừa rồi lại cũng tuyên bố là cần phải duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Afganistan, thậm chí còn phải tăng quân để đối phó với các mối đe dọa hiện nay.
Tuy nhiên, là một quân nhân, ông ấy cần phải hiểu rằng làm như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến thảm họa cho Mỹ.
Vấn đề bây giờ chỉ là là ở chỗ làm cách nào để quân chiếm đóng rút ra khỏi Afganistan với những tổn thất uy tín và quân sự tối thiểu. Và giải quyết vấn đề này không dễ dàng chút nào.
Tình hình đã nghiêm trọng đến nỗi khi trả lời đề xuất (của Mỹ) tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình, trưởng đại diện văn phòng Taliban tại Doha (thủ đô của Qatar) là Muhammad Sohail Shahin đã nói thẳng rằng chỉ có thể tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với chính quyền Afganistan sau khi Mỹ đã rút quân khỏi Afganistan.
Còn vào thời điểm hiện tại, Taliban chỉ sẵn sàng thảo luận với Mỹ về một chủ đề duy nhất- (Mỹ) phải rút quân khỏi nước này.
Cụ thể hơn- vào đầu tháng 11 năm nay, trong khuôn khổ diễn đàn tư vấn về (vấn đề) Afganistan, Shahin (đại diện Taliban như đã dẫn) đã tuyên bố (nguyên văn):
“Taliban” sẵn sàng đàm phán với Mỹ về việc rút quân Mỹ khỏi Afganistan. Theo quan điểm của chúng tôi (Taliban), chỉ có thể tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Chính phủ Afganistan sau khi Lực lượng Mỹ đã rút khỏi nước này”.
Và người Mỹ quả là đã bắt đầu các cuộc đàm phán như vậy, trong chính cái khuôn khổ mà Taliban đề xuất!
Đến thời điểm hiện tại, chưa có bình luận chính thức nào về nội dung các cuộc đàm phán (giữa Mỹ và Taliban) đã diễn ra tại Abu Dhabi (Thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng Pakistan đã xuất hiện một số thông tin về các đề xuất do các bên đưa ra.
Theo tờ "The News ", phía Mỹ đề nghị Taliban ký một hiệp định ngừng bắn thời hạn nửa năm và tham gia vào tiến trình chính trị tại nước này.
Về phần mình, Taliban yêu cầu (Mỹ) phải thả các những người của phong trào đang bị giam giữ, đưa các thủ lĩnh phong trào ra khỏi “các danh sách đen” (của Mỹ), và phải có những cam kết cụ thể về thời hạn rút quân đội nước ngoài ra khỏi Afgansitan.
Có một chi tiết nữa rất đáng chú ý. Cho đến cách đây không lâu, Washington kiên quyết không chấp nhận sự tham gia của các cường quốc láng giềng (của Afaganistan) - trước hết là Nga, Trung Quốc và thậm chí là cả Pakistan vào tiến trình giải quyết vấn đề Afganistan.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, Mỹ lại chính thức đề nghị Pakistan, Nga, Bỉ, Qatar, Các tiểu Vương quốc A rập Thống nhất, Turmenistan và Uzbekistan “hỗ trợ tổ chức” các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề Afganistan.
Người Mỹ không hề ảo tưởng, họ thừa biết rằng sau khi họ rút quân, chính quyền Kabul hiện nay không chỉ không thể tồn tại được quá 3 năm như chính quyền Mohammad Najibullah (Cựu Tổng thống Afghanistan trong năm 1987-1992-sau khi Liên Xô rút quân năm 1989), mà ngay cả 2 tuần cũng khó.
Chính vì thế mà Mỹ cực kỳ cần phải tạo ra một cái vẻ bề ngoài rằng đã diễn một tiến trình chuyển giao quyền lực êm ả. Để giữ thể diện cho Mỹ và che giấu sự vô nghĩa của sự hiện diện quân sự suốt 17 năm cùng những tổn thất lớn mà Mỹ phải gánh chịu tại nước này.
Ví dụ như, lập ra một “chính phủ chuyển tiếp” nào đó, - để chứng minh rằng đây không phải là thắng lợi của Taliban, mà là những biểu hiện của sự sự thông thái và tình thần yêu chuộng hòa bình của người Mỹ.
Ngoài ra, bằng việc lôi kéo các nước khác tham gia tiến trình đàm phán, Washington tính toán rằng nếu trong tiến trình thay đổi quyền lực không tránh khỏi các vụ thảm sát hàng loạt,- một khả năng rất dễ xảy ra tại Phương Đông sau các khúc khải hoàn quân sự, (Mỹ) có thể “chia sẻ” thất bại này với các nước tham gia tiến trình đàm phán.
Và nếu như may mắn hơn, (Mỹ) hoàn toàn có thể lên tiếng buộc (kết tội) các nước đó phải chịu trách nhiệm vì những gì sẽ xảy ra, kiểu như: đấy, chúng tôi (Mỹ) đã tin tưởng họ, đã nhượng bộ trước các yêu cầu của họ, thế mà họ lại để xảy ra những thảm cảnh như vậy đấy!
Sau Syria, Trump xem xét rút hàng nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan Nguồn tin từ quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng Trump dường như ngày càng mất kiên nhẫn với sự hiện diện của quân đội ... |
Thủ lĩnh hàng đầu Taliban bị tiêu diệt tại Afghanistan Một thủ lĩnh hàng đầu của Taliban đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ tại Afghanistan. |