Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, tàu phá băng Ilya Muromets với trang bị siêu tối tân đã chính thức gia nhập Hải quân nước này.
Phát biểu tại sự kiện trọng đại này, Phó Tổng tư lệnh Hải quân Nga phụ trách về vũ khí, Phó đô đốc Viktor Bursuk cho biết: "Chúng tôi đã nhận được một chiếc tàu có những tính năng vượt trội so với tàu phá băng thông thường. Tàu phá băng Ilya Muromets sẽ phục vụ vì lợi ích của Hải quân Nga".
Theo giới thiệu của ông Viktor Bursuk, tàu phá băng 21180 Ilya Muromets có chiều dài 85m, chiều rộng 20m, lượng giãn nước 6.000 tấn, tốc độ 15 hải lý/h, phá được lớp băng dày 1m, có thể hoạt động độc lập trong vòng 90 ngày. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 32 người.
Tàu phá băng Ilya Muromets.
Ngay khi Nga tiếp nhận và đưa vào vận hành tàu phá băng thế hệ mới Ilya Muromets, tạp chí Defense News của Mỹ đã có những nhận định về đội tàu phá băng Nga và toan tính của Moscow.
Theo tạp chí Mỹ, trước hết đó là do đặc điểm địa lý của Nga và cùng với đó là phương án vận chuyển hàng hóa tối ưu. Cơ cấu vận chuyển hàng hóa của Nga có đặc điểm là phần lớn các chuyến hàng dân sự cũng như quân sự được vận chuyển theo Tuyến đường Phương Bắc chạy dọc bờ biển phía Bắc Nga.
Lợi ích kinh tế và thời gian thấy rất rõ. Nếu sử dụng tuyến hàng hải "ấm áp" đi qua kênh đào Suez, thì hải trình giữa Sant –Peterburg (Phía Tây Bắc Nga) và Vlapostoc (phía Đông Nga) sẽ tăng gần gấp đôi so với tuyến Đường Phương Bắc, cụ thể – 23.000 km so với 14.000km.
Chiều dài Tuyến đường Phương Bắc từ cửa vào Biển Baren (phía Tây) đến Cảng Providenie của Biển Bering (phía Đông) là 5.600km. Để có thể dẫn các đội tàu vận tải đi qua vùng biển phía Bắc theo Tuyến đường biển Phương Bắc, nơi biển bắt đầu đóng băng từ mùa thu, cần phải có một đội tàu phá băng rất mạnh.
Lưu lượng vận chuyển hàng hóa đi theo Tuyến đường Phương Bắc đang ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2020 nó sẽ đạt con số 15 triệu tấn. Vì thế mỗi năm cần ít nhất 100 chuyến mở đường của tàu phá băng.
Không những thế, việc dẫn tàu vận tải cần phải được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, kể cả vào mùa đông, khi mà chỉ các tàu phá băng mạnh nhất mới có thể mở đường cho tàu đi lại. Chính vì thế mà đối với Nga, việc tiếp tục đóng thêm các tàu phá băng dự án mới là nhu cầu cấp thiết.
Tàu phá băng Novorossisk mới được bàn giao vào cuối năm ngoái như đã nói ở phần đầu là tàu phá băng điện- diesel thế hệ mới. Nó không chiếm kỷ lục về lượng giãn nước và về công suất động cơ. Tuy nhiên, động cơ công suất 18Mw và đặc điểm kết cấu đảm bảo cho nó khả năng giải quyết rất nhiều nhiệm vụ.
Cụ thể, Novorossisk không chỉ đảm bảo di chuyển liên tục qua lớp băng dày tới 1,5 m và vận chuyển hàng hóa mà còn có thể sử dụng các phương tiện và tổ hợp chuyên dụng trên tàu để tiến hành các hoạt động kỹ thuật dưới biển, lắp đặt các đường ống dẫn ngầm, nghiên cứu đáy biển khi lắp đặt các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu, tiến hành các chiến dịch tìm kiếm - cứu nạn, xử lý sự cố và cứu hỏa, chống tràn dầu và các sản phẩm từ dầu.
Nói ngắn gọn, đây là một chiếc tàu đa năng. Tàu Novorossisk có lượng giãn nước 14.000 tấn, dài 120m. Kíp thủy thủ 35 người. Thời gian hoạt động liên tục trên biển 40 ngày đêm. Tàu phá băng mới Novorossisk cũng có thể được sử dụng để chuyển quân khi cần thiết.
Như vậy, cùng với đội tàu hiện có với 2 tân binh Novorossisk và Ilya Muromets, Hải quân Nga đã sở hữu đội tàu phá băng hiện đại và có quy mô lớn nhất thế giới. Và đây chính là công cụ để Moscow thực hiện tham vọng của mình không chỉ ở Bắc Cực, tạp chí Defense News kết luận.
Giải pháp giúp Nga biến xe tăng T-72 cũ thành \'sát thủ\' hiện đại Hàng loạt gói nâng cấp phòng vệ và hỏa lực giúp tăng sức mạnh cho xe tăng T-72 cũ kỹ, bảo đảm khả năng chiến ... |
Lính đánh thuê– nước cờ hay của Nga? Bảo vệ an ninh cho Syria sau khi Nga rút bớt quân là một nhiệm vụ quan trọng như việc dọn sạch các "ốc đảo ... |
“Bulava”, “Topol”, “Yars” xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa Chuyên gia Nga khẳng định không tồn tại hệ thống phòng thủ chống tên lửa có thể đánh chặn được các tên lửa chiến lược ... |