Muốn sang thì bắc cầu kiều…

Ở thế hệ học sinh 7x, 8x chúng tôi, nhà giáo được coi trọng lắm. Và lúc đó, nghề giáo nổi tiếng là thanh bạch vì nghèo và tâm huyết.

muon sang thi bac cau kieu Ở nước ngoài có hội phụ huynh không?

muon sang thi bac cau kieu Đủ điểm đậu đại học vẫn chọn trung cấp

Ngày ấy, hội phụ huynh còn là khái niệm xa lạ, ngày nọ ngày kia đều do lũ học trò tưởng chừng vô tâm nhưng lại đầy ắp tình cảm tự nguyện nhớ, tự bàn bạc rồi lên kế hoạch. Cha mẹ hồi đó nhắc tới thầy cô giáo của con em mình cũng với một thái độ kính mến đến lạ lùng dù có khi một năm chỉ gặp duy nhất một hai lần vào kỳ họp phụ huynh. Ấy thế mà niềm tin trao cho “cha mẹ thứ hai” của con mình thì luôn là tuyệt đối.

Tôi còn nhớ hồi năm tôi học lớp 4, vì mải “buôn dưa lê” với các bạn trong giờ ôn bài mà tôi bị nhận một cái tét vào tay bằng thước của cô giáo. Về nhà kể lại với mẹ, mẹ tôi lườm bảo: “Không có tội làm sao cô lại đánh? Mấy đứa tụi bây nghịch như quỷ, không đánh thì thành giặc cả lũ”.

Vậy đấy, kí ức của những giao tiếp giữa gia đình và nhà trường thật ngọt ngào, lễ phép, đầy tôn trọng dành cho các cô giáo mà nhiều người nhỏ tuổi hơn cha mẹ chúng tôi rất nhiều.

muon sang thi bac cau kieu

Nghề giáo nổi tiếng là thanh bạch vì nghèo và tâm huyết. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet).

Không biết từ bao giờ, sự đồng cảm giữa phụ huynh với giáo viên cũng vơi đi ít nhiều.

Sự thiếu tôn trọng nhà giáo có lẽ đến từ các khoản thu chi. Khi các khoản chi không còn được nhà nước bao cấp toàn phần, có sự đóng góp của phụ huynh, thì bắt đầu xuất hiện những sự việc không hay khiến các phụ huynh bắt đầu có thái độ thiếu tôn trọng nhà trường. Và những ngờ vực nhân cách nhà giáo cũng từ đó mà ra.

Không thể phủ nhận rằng, mọi sự ngờ vực đều có căn nguyên của nó. Những câu chuyện tiêu cực trong ngành giáo dục bắt đầu xôn xao và khiến cho niềm tin của phụ huynh và xã hội giảm sút nhanh chóng. Nhất là mấy năm gần đây khi tình trạng lạm thu xảy ra ngày một nhiều trong các trường học.

“Đồng tiền liền khúc ruột”, ai mà không “đứt ruột nát gan” khi phải nhắm mắt chi những khoản tiền khổng lồ cho khoản thu chi mập mờ chỉ vì “đóng cho xong vì không muốn con mình bị vào danh sách đen”. Và cứ thế, ấm ức dồn nén thành sự thiếu tôn trọng.

Câu chuyện về bảo hiểm là một minh chứng cho điều đó. Họ nghĩ là họ đang bị ép đóng một khoản tiền không mang lại lợi ích gì. Không ít phụ huynh ngay lập tức nghĩ các thầy cô giáo ăn hoa hồng trong việc này. Dường như, khi thế giới quan bị chi phối bởi các giá trị quyền lợi, tầm nhìn của một số phụ huynh trở nên đen tối và đầy nghi ngờ.

Tuy nhiên, đôi khi một vài cha mẹ quá lo sợ cho con dẫn đến sự sáng suốt không còn. Từ những vụ việc của người khác, nơi khác, họ nhìn nhận mọi việc dưới dạng chụp mũ cả ngành giáo.

Một mặt họ lên mạng bêu riếu chửi bới giáo viên về việc nhận quà cáp, tổ chức dạy thêm học thêm rất nặng nề, một mặt họ lén đến gặp riêng cô giáo con mình tặng quà, nhờ cô dạy thêm con cho cháu giỏi hơn các bạn khác.

Một mặt, họ chê trách ngành giáo, phê phán cả ngành giáo, một mặt họ lại phó mặc việc dạy con cho nhà trường.

Một mặt, họ mong muốn và yêu cầu nhà trường thay họ dạy con ngoan, dạy con giỏi, một mặt, họ can thiệp vào các hình thức giáo dục mà nhà trường áp dụng cho trẻ.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, không thiếu giáo viên đã ứng xử tiêu cực. Có người xin ra khỏi ngành, ra khỏi biên chế, tìm công việc khác. Có người dạy dỗ kiểu chống đối, tìm cách lách luật. Có người khổ sở, hằn học với tất cả từ đồng nghiệp, phụ huynh và ngay cả học sinh.

muon sang thi bac cau kieu

Giáo viên của Trường Tiểu học xã Hồng Thu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) vượt hơn 15km đường rừng cõng bàn ghế về cho học sinh.

Ngành giáo dục được coi là ngành cao quý vì bản chất đó là công việc trồng người, gieo mầm và chăm bón các giá trị nhân bản, chứ không phải những cá nhân làm việc trong ngành giáo dục bắt buộc phải cao quý hơn người khác. Mỗi người chỉ cần làm tròn vai công việc của mình.

http://www.nguoiduatin.vn/muon-sang-thi-bac-cau-kieu--a339327.html

/ An Yên/nguoiduatin.vn