Đã từ lâu, Scotland vẫn được cả thế giới biết đến là nơi bắt nguồn của môn đánh gôn. Thế nhưng những nhà sử học Trung Quốc thì lại có những giả thuyết để chứng minh “bản quyền“ của phát minh này thuộc về ông cha mình.
Vũ đài đấu sĩ La Mã cổ đại là một môn thể thao đẫm máu, man rợ, chết người với các chiến binh cứng rắn chiến đấu đến chết để mua vui cho quần chúng. Trò chơi bóng Mesoamerican, Uluma, cũng tương đương về độ hiểm nguy, như có nhịp độ nhanh, là một trò chơi tàn nhẫn gắn liền với nghi lễ tôn giáo, trong đó người chơi có nguy cơ bị thương hay hy sinh. Tuy nhiên, không phải là tất cả các môn thể thao ngày xưa đều khát máu, bạo lực. Nhiều môn trong số chúng, chẳng hạn như golf là một cuộc thi thú vị và đầy thử thách với những người cổ đại.
Bích họa về “chủy hoàn” ở tỉnh Sơn Tây.
Golf là một môn thể thao cổ xưa đã kéo dài đến kỷ nguyên hiện đại của chúng ta, thích ứng và phát triển qua thời gian để phù hợp với thời đại. Golf, theo cách hiểu hiện đại, là một môn thể thao dùng gậy và bóng trong đó người chơi đánh quả bóng nhỏ vào lỗ từ một khoảng cách xa trên các địa hình khác nhau và tại một loạt các điểm bắt đầu. Bên cạnh nguy cơ bị sắt đánh và những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đây là một môn thể thao khó mất mạng – đó có thể là một trong những lý do khiến nó kéo dài rất lâu và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Theo rất nhiều tài liệu thì golf được phát minh ra ở Scotland, và ít nhất là từ thế kỷ 17, thậm chí có thể sớm hơn – cái tên “Golf” được cho là có nguồn gốc từ Tiếng Đức cổ, “gowf”, có nghĩa là gậy. Sân Musselburgh Links được cho là sân golf lâu đời nhất thế giưới, nhưng có rất nhiều sân golf cổ tại Scotland, nổi tiếng nhất là sân St. Andrews. Người ta tin rằng lý do các sân golf ngày nay có 18 lỗ là do sân St. Andrew chỉ đủ chỗ cho 9 lỗ, và các golf thủ đầu tiên đã quyết định thi đấu với nhau hai vòng sân mỗi lần.
Một sân golf tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Giả thiết nguồn gốc của bộ môn golf thuộc về Scotland vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi giữa Hà Lan, Trung Quốc và Pháp. Tất cả đều khẳng định rằng họ đã có nhiều trò chơi kết hợp giữa bóng và gậy giống như vậy từ cách đây khá lâu. Mặc dù không có nghi ngờ gì về những điều đó, nhưng dường như rõ ràng rằng có nhiều thứ được dùng cho golf hơn là chỉ có gậy và quả bóng.
Người Trung Quốc có nhiều giả thuyết chứng minh môn golf có xuất xứ từ ở đất nước mình. Hiện trên tường của Quảng Thắng tự thờ thủy thần ở huyện Hồng Đỗng tỉnh Sơn Tây còn lưu giữ một loạt tranh gọi là Chủy hoàn đồ họa bích, có từ đời Nguyên (1271-1368), thể hiện cụ thể về quy tắc, các loại bóng và gậy, cũng như luật chơi của môn “chủy hoàn”, nó y hệt như môn đánh golf hiện thời.
Một tay golf hiện đại đang phát bóng bắt đầu một ván golf.
Juan Antonio Samaranch, cựu Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) sau khi xem xong loạt tranh tường này đã phải công nhận môn golf có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nói thêm, khi môn chủy hoàn có chứng cứ được hình thành ở Trung Hoa từ thế kỷ VIII, thì chứng cứ đầu tiên ghi nhận sự tồn tại của golf ở phương Tây là trong quyển niên giám của Tổng giám mục Hamilton, vào năm 1552. Sân golf The Old Link ở Musselburg (Anh quốc) mãi đến năm 1567 mới được đưa vào sử dụng.
Từ thế kỷ thứ VIII, vào thời nhà Đường, trong cung đã có trò chơi “chủy hoàn”. Trước đó, giới quý tộc Trung Hoa đã biết chơi đá bóng, nhất là môn đá bóng trên lưng ngựa rất dũng mãnh. Do tính chất bạo liệt nguy hiểm của các môn đó nên đã hình thành môn chơi đánh bóng bằng gậy. Môn này lúc đầu có tên gọi là “tư nghĩa” 思義, đến đời Nguyên thì đã có quy tắc nghiêm nhặt, và được gọi “chủy hoàn” (chủy 捶 là roi, gậy; hoàn 丸 là quả bóng nhỏ). Thiên “Lễ ký” trong Tống sử chép: vào tháng Ba hàng năm, Tống Thái tông (tại vị 976-997) lại chủ trì nghi thức mở hội tranh tài cho các môn vận động thể thao, trong số đó có “chủy hoàn”.
Ngày nay, môn golf được coi là môn thể thao quý tộc.
Ngoài các bích họa ở Sơn Tây, còn có “Hoàn kinh” gồm 32 chương, trứ tác đời Nguyên là tài liệu có hệ thống và cụ thể về “chủy hoàn”. Theo đó, có ba cỡ gậy chơi với kích cỡ, hình dạng, chất liệu khác nhau (có 3 cỡ gậy, với gậy dài gồm 10 loại khác nhau, gậy vừa và gậy nhỏ mỗi cỡ có 8 loại); về quy cách của sân chơi; về khoảng cách đánh bóng từ 50-100 bước chân; về ít nhất ba loạt đánh bóng vào 10 lỗ; và về cách tính điểm cho mỗi đấu thủ. Hoàn kinh không chỉ là tài liệu hướng dẫn cách đánh “chủy hoàn”, thậm chí còn đề cập quy tắc đạo đức cho người chơi: phải tu dưỡng hàm súc, nhận thức đầy đủ về phẩm giá của mình, phải ôn tồn lễ độ với đối thủ, tuyệt đối không được có hành vi vô lễ khiến phẩm cách chính mình bị hạ thấp...
Cho đến thế kỷ 20, các sân golf mới thực sự đã bắt đầu nở rộ trên khắp thế giới. Không có một sân golf nào ở Trung Quốc cho đến năm 1985, nhưng bây giờ con số đó đã lên đến hơn 200. Kể từ Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, golf đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản, mặc dù họ không có chỗ để xây dựng các sân golf hoành tráng, những người tiên phong ở đó đã xây dựng các sân tập golf trong nhà hoặc các sân golf giả lập. Ngày nay, có khoảng hơn 30.000 sân golf trên thế giới – trung bình mỗi nước có 100 sân golf, mặc dù một số nước có rất nhiều sân golf cho riêng mình hơn các nước khác – đặc biệt nó cực kỳ phổ biến tại các nước nói tiếng Anh.
Trung Quốc tung hình ảnh tập trận, gửi thông điệp răn đe Đài Loan
Quân đội Trung Quốc vừa công bố hình ảnh các cuộc tập trận và tuần tra quanh đảo Đài Loan cùng thông điệp cứng rắn ... |
Thượng đỉnh liên Triều: Chuyện hậu trường giờ mới kể
Tờ Korea Herald (Hàn Quốc) hôm 30-4 đăng tải những câu chuyện hậu trường đáng chú ý liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh liên ... |
Trung Quốc đang chi phối thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
Dù đạt được con số ấn tượng nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc ... |