Mối quan hệ 7 thập niên giữa Việt Nam và Triều Tiên

Việt Nam từng nhận được sự giúp đỡ của Triều Tiên trong thời chiến và sau này viện trợ cho nước bạn hàng chục nghìn tấn gạo.

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam ngày 26/2. Ảnh: Giang Huy.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo tối cao Triều Tiên trong 55 năm. Ông đã đến Việt Nam vào ngày 26/2 để dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Trump.

Triều Tiên là quốc gia 26,3 triệu dân ở nửa bắc bán đảo Triều Tiên giáp với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Triều Tiên là một trong những nước thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam, vào năm 1950, chỉ sau Trung Quốc và Liên Xô.

Vào thập niên 1950 và 1960, Việt - Triều có quan hệ thân thiết do có nhiều điểm tương đồng. Cả hai nước vào thời điểm này đều bị chia cắt, cùng đang chiến đấu chống Mỹ và nhận được sự ủng hộ từ các nước như Trung Quốc và Liên Xô.

Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, Triều Tiên tranh thủ sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc, duy trì và phát triển nền kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa, thu được một số thành tựu trong thập niên 1960 và 1970, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, khai khoáng, công nghiệp nặng.

Mối quan hệ Việt - Triều được củng cố trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi Triều Tiên cử gần 100 phi công trẻ và sĩ quan sang học tập, huấn luyện cùng các phi công chiến đấu Việt Nam và còn trực tiếp tham chiến.

"Có hai đợt quân đội Triều Tiên sang Việt Nam học hỏi kỹ thuật sử dụng máy bay. Sau khi nắm được kỹ thuật, một số người lính Triều Tiên đề nghị ta cho thực hành, ra trận chiến đấu như không quân Việt Nam", Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân, cho biết.

Trong giai đoạn 1966 - 1969, các phi công Triều Tiên tham gia chiến đấu chủ yếu trên vùng trời ven Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hưng Yên, bắn hạ 26 máy bay Mỹ. 14 người hy sinh và được mai táng ở nghĩa trang tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra, Triều Tiên cũng giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm sinh viên những năm 1960 và 1970 và viện trợ xi măng, thép, vải, thuốc men, phân bón.

Năm 1957, quan hệ Việt - Triều chứng kiến dấu mốc quan trọng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Triều Tiên. Người dân Bình Nhưỡng đứng dọc hai bên đường chào đón khi chiếc xe chở Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp với Thủ tướng Kim Nhật Thành, thăm nông trường Gochang ở tỉnh Pyongan Nam và trường học ở Bình Nhưỡng.

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón Thủ tướng Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Hà Nội năm 1958. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Một năm sau, Thủ tướng Kim Nhật Thành thăm Việt Nam. Nhiều người dân Hà Nội đổ ra đường vỗ tay chào mừng ông. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ông đến nhà máy dệt Nam Định. Ông Kim Nhật Thành còn đến thăm trường Sĩ quan Lục quân ở Sơn Tây và bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Tháng 6/1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Triều Tiên. Ba năm sau, ông Kim Nhật Thành trở lại Việt Nam vào tháng 11/1964. Lần này ông và đoàn đại biểu đã đến thăm Vịnh Hạ Long.

Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đi theo con đường khác với Triều Tiên. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992 và với Mỹ vào năm 1995. Công cuộc Đổi Mới được Việt Nam khởi xướng vào năm 1986 đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp xuất khẩu tăng 70%, với các cải cách như chấm dứt kiểm soát giá cả và khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là về năng lượng và lương thực. Triều Tiên vẫn khép kín với phần còn lại của thế giới và căng thẳng với Mỹ, Hàn chưa tiêu tan.

Triều Tiên và Việt Nam năm 1993 đầu tư chung vào nhà máy ươm tơ tằm khoảng 3,5 triệu USD ở Hải Dương, với nguyên liệu do Việt Nam cung cấp và máy móc (nhập từ Nhật) do Triều Tiên cung cấp. Năm 1994, Việt Nam rút khỏi liên doanh và Triều Tiên kinh doanh độc lập. Năm 2001, Triều Tiên bán lại nhà máy cho Việt Nam.

Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng được tăng cường đáng kể từ cuối những năm 2000 với những chuyến công du như chuyến thăm Triều Tiên của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007, nguyên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh năm 2008. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong-nam và Thủ tướng nội các Triều Tiên Kim Yong-il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007.

Một điểm sáng trong quan hệ hai nước là trường mẫu giáo Việt Triều Hữu nghị tại Hà Nội và trường mầm non Việt - Triều hữu nghị Kyongsang tại Bình Nhưỡng. Ngôi trường ở Hà Nội được thành lập vào năm 1978 với sự tài trợ của Triều Tiên, hiện được coi là một trong những trường mẫu giáo hàng đầu tại Hà Nội.

Tháng 6/2012, vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của ông Kim Nhật Thành, quan chức Triều Tiên đã đến thăm trường mẫu giáo ở Hà Nội với 6 giáo viên và 13 học sinh từ Kyongsang. Trường nhận Huân chương Hữu nghị hạng nhất từ Triều Tiên và Huân chương Lao động hạng nhất của Việt Nam.

Việt Nam đã nhiều lần hỗ trợ gạo cho Triều Tiên. Khi nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở Triều Tiên năm 1994-1998, Việt Nam viện trợ 100 tấn gạo năm 1995 và 13.000 tấn gạo năm 1997. Giai đoạn 2000 - 2012, Việt Nam hỗ trợ Triều Tiên 22.700 tấn gạo, 5 tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD. Năm 2016, Việt Nam viện trợ lũ lụt 70.000 USD.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Triều năm 2014 đạt 8 triệu USD, năm 2015 đạt 11,6 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Triều Tiên 6,13 triệu USD, nhập khẩu từ Triều Tiên 5,47 triệu USD. Năm 2016 và 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Triều Tiên tổng cộng 10,3 triệu USD. 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất sang 497.000 USD và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên.

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien

Thủ tướng Triều Tiên Kim Nhật Thành (đứng hàng đầu, đeo cà vạt) tại nhà máy dệt Nam Định. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Sau khi lên nắm quyền năm 2011, Chủ tịch Kim Jong-un đề ra chiến lược phát triển Song tiến với hai trọng tâm là phát triển kinh tế kết hợp tăng cường tiềm lực hạt nhân. Tháng 4/2018, Triều Tiên tuyên bố hoàn thành chính sách này, quyết định dừng hoạt động thử hạt nhân và tên lửa để tập trung xây dựng kinh tế.

Trong phát biểu đầu năm 2019, ông Kim Jong-un nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ quan trọng là nâng cao sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Tất cả lĩnh vực kinh tế được đẩy nhanh tốc độ để thực hiện mục tiêu đưa Triều Tiên trở thành "cường quốc kinh tế" tự lực, tự cường, lấy khoa học công nghệ làm đòn bẩy.

Cũng trong bài phát biểu này, ông Kim nhấn mạnh tinh thần tự chủ, hòa bình, hữu nghị, tuyên bố Triều Tiên sẽ tiếp tục đoàn kết và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước hữu nghị với Triều Tiên.

Ông Phạm Tiến Vân, cựu Tham tán Việt Nam tại Triều Tiên, đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un là sự kiện lịch sử, mốc lớn trong quan hệ Việt - Triều.

"Chuyến thăm này cho thấy sự kế thừa trong nội bộ Triều Tiên, sẽ tạo nên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước ở tầm cao, giúp vạch ra hướng phát triển quan hệ thời gian tới", ông nhận xét.

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien ‘Phi hạt nhân hóa’: Lời giải duy nhất cho ‘bài toán’ Triều Tiên?

Liệu xây dựng một khu vực không có vũ khí hạt nhân (NWFZ) có phải là một giải pháp tốt hơn, thay vì “phi hạt ...

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien Ảnh: Đoàn Triều Tiên họp báo giữa đêm, hàng trăm phóng viên đội mưa chờ ngoài cổng khách sạn

12 giờ đêm 28/2, đoàn Triều Tiên bất ngờ tổ chức họp báo tại khách sạn Melia, Hà Nội, nhiều phóng viên trong nước và ...

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien Ngoại trưởng Mỹ: Vẫn còn hy vọng đạt tiến triển với Triều Tiên

Quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ khẳng định vẫn còn cơ sở để tin rằng sẽ có bước tiến mới trong vấn đề ...

moi quan he 7 thap nien giua viet nam va trieu tien Ông Trump phản ứng thế nào trước họp báo bất ngờ của Triều Tiên?

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho hay, trên đường trở về Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biết thông tin về ...